Intel - gã khổng lồ trong thị trường chip máy tính, đã từng làm mưa làm gió suốt một giai đoạn rất dài. Nhưng giờ đây công ty này lại đang phải đối mặt với khủng hoảng, khi mà giá cổ phiếu đã giảm hơn 60% trong năm qua. Vậy thì, điều gì đã khiến cho Intel lao đao đến vậy và tập đoàn có thể phục hồi lại vị thế vốn có của mình hay không?
Dữ liệu và thông tin hot:
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiTrong suốt nhiều thập kỷ, Intel đã giữ vững vị trí hãng sản xuất bán dẫn đắt giá nhất thế giới và chip Intel có mặt trong gần như tất cả các sản phẩm máy tính cá nhân và máy chủ. Trong một ngành công nghiệp nơi sự chuyên môn hóa ngày càng trở thành một thông lệ, hiếm có một công ty nào vừa thiết kế vừa sản xuất chip, trong khi Intel là công ty đi đầu trong cả hai lĩnh vực này.
Tuy nhiên, hiện tại Intel đã đánh mất đi vị thế đầu ngành của mình. Việc thiếu sự sáng tạo, cũng như chiến lược phát triển hạn chế đã khiến cho công ty hụt hơi so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thị phần bị mất, doanh thu sụt giảm, chi phí gia tăng, đó là những gì mà Intel đã phải đối mặt trong nhiều năm vừa qua. Điều đó cũng dễ hiểu vì sao cổ phiếu của Intel lại bị loại khỏi chỉ số DowJones, vốn đã chễm chệ vị trí này trong suốt 25 năm qua.
Để giải quyết tình trạng này, công ty cũng đã đưa ra những kế hoạch và định hướng, như tái cơ cấu bộ máy nhân sự, tách các mảng bộ phận để dễ quản lý, sa thải bớt nhân viên và tập trung vào việc phát triển sản phẩm. Nhưng như vậy là vẫn chưa đủ, Intel vẫn chưa thể vực dậy và giá cổ phiếu vẫn tiếp tục trì trệ ở mức đáy chưa từng thấy trong 14 năm qua. Có lẽ, Intel cần phải có một sự đột phá mạnh mẽ thì mới có thể lấy lại được vị thế vốn có của mình, ví dụ như một con chip với hiệu suất mạnh mẽ sánh ngang với dòng chip của Nvidia.
Tuy nhiên, một số tín hiệu tích cực gần đây cũng đã phần nào đó giảm bớt lo ngại cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là các khoản trợ cấp từ chính phủ Hoa Kỳ với giá trị lên tới hàng tỷ USD và các hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon, Microsoft,... đây sẽ là bàn đạp để công ty có thể vượt lên nếu tận dụng tốt những mối quan hệ này.
Phân tích biểu đồ cổ phiếu Intel (INTC.US):
Nguồn: xStation
Cổ phiếu của Intel đã liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây. Tính từ mức đỉnh vào cuối tháng 12 năm 2023 giá đã giảm hơn 60% và mất 80% so với mức đỉnh lịch sử vào năm 2000 (thời điểm bong bóng Dot-com). Tưởng chừng như năm 2021, giá cổ phiếu Intel có thể vượt qua đỉnh cũ để lập kỷ lục mới, nhưng kể từ thời điểm đó giá đã liên tục lao dốc và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Hiện tại, giá đã giảm xuống mức đáy chưa từng thấy trong vòng 14 năm qua.
Nhìn chung, xu hướng chính vẫn là đi xuống và cần phải có một lực mua đủ mạnh mới có thể đẩy giá cổ phiếu thoát ra khỏi xu hướng hiện tại. Trước mắt, phe mua cần phải đẩy giá vượt qua đường trendline giảm (đường màu xanh trên biểu đồ), để xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng. Nhưng với lực bán mạnh hiện tại và những yếu tố vĩ mô không mấy khả quan thì rất có thể giá sẽ còn rớt sâu hơn nữa trước khi nghĩ đến chuyện đảo chiều.
Khu vực 18-19 USD/cp sẽ đóng vai trò là điểm then chốt để định hình xu hướng sắp tới của cổ phiếu. Nếu mức hỗ trợ này bị phá qua thì giá có thể hướng đến mức đáy lịch sử quanh khu vực 12-13USD/cp. Ngược lại, nếu bảo vệ thành công được khu vực này, thì phe mua sẽ có điểm tựa để có thể đẩy cổ phiếu đi lên. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch lớn xuất hiện quanh mức giá 18 -19 USD/cp, qua đó cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư bắt đầu lớn dần. Chúng ta có thể kỳ vọng một kịch bản khả quan đối với cổ phiếu của Intel trong thời gian tới.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.