Lạm phát, việc làm và báo cáo tài chính - Góc nhìn vĩ mô
Mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về xu hướng thị trường chứng khoán trong năm 2025, nhưng những diễn biến ban đầu cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn với thị trường chứng khoán châu Âu. Nguyên nhân chính có thể là do các cuộc bầu cử sắp tới ở Đức và Pháp, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro chính trị và bất ổn. Trong khi đó, các thị trường như Anh và Mỹ, nơi đã trải qua các cuộc bầu cử vào năm ngoái, được đánh giá là ổn định hơn ít nhất là từ góc độ chính trị.
1, Trọng tâm vẫn là dữ liệu lạm phát
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiDiễn biến trên thị trường trái phiếu cho thấy những rủi ro đang nổi lên đối với châu Âu. Đầu năm mới, thị trường chứng kiến một đợt bán tháo trái phiếu trên diện rộng, trong đó trái phiếu Pháp và Đức chịu áp lực bán mạnh hơn so với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ và Anh. Điều này thể hiện qua mức tăng lợi suất: lợi suất trái phiếu chính phủ Anh (Gilt) tăng gần 0,03%, trong khi lợi suất trái phiếu Pháp tăng đáng kể 0,09%và lợi suất trái phiếu Đức cũng tăng gần 0,06%. Xu hướng tăng lợi suất này tiếp tục diễn ra vào đầu tuần mới, đẩy chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Pháp và Đức lên mức 0,86%. Điều này càng quan trọng hơn khi chính phủ Pháp mới do Francois Bayrou lãnh đạo dự kiến công bố ngân sách năm 2025 vào giữa tháng Hai, ngay trước thềm cuộc bầu cử quan trọng ở Đức. Bên cạnh đó, việc công bố dữ liệu lạm phát của châu Âu cũng đã gây ra những ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.
Lạm phát khu vực đồng euro nhích lên 2,4% so với báo cáo tháng trước là 2,2%, trong khi lạm phát cốt lõi giữ nguyên ổn định ở mức 2,7%. Mức này cao hơn đáng kể so với mục tiêu lạm phát 2% do ECB đặt ra, qua đó phần nào khiến cho ECB thận trọng hơn một chút trong chính sách tiền tệ của mình. Thị trường vẫn đang kỳ vọng hơn 4 lần cắt giảm lãi suất từ ECB trong năm nay và lãi suất được dự kiến sẽ giảm xuống 1,89% vào tháng 12. Mức này thấp hơn đáng kể so với các khu vực khác, đó là lý do tại sao đồng euro vẫn cho thấy bộ mặt yếu kém, đặc biệt là so với bảng Anh (GBP) và đô la Mỹ (USD). Tỷ giá cặp tiền EUR/USD đã giảm hơn 6% trong năm ngoái, và kể từ khi phá vỡ xuống dưới mức 1,05, việc trở lại mức ngang giá dường như là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh khu vực đồng euro, dữ liệu lạm phát của Trung Quốc và Nhật Bản cũng thu hút sự chú ý của thị trường trong tuần này. Lạm phát hàng năm của Trung Quốc được dự báo ở mức 0,1%, phản ánh tình hình kinh tế có phần yếu kém. Tại Nhật Bản, thu nhập tiền mặt của người lao động được dự kiến sẽ nhích lên 2,7% trong tháng 11, từ mức 2,2% của tháng 10, tuy nhiên, thu nhập thực tế được dự kiến sẽ tiếp tục đà giảm xuống -0,6% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn còn yếu. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong tháng 12, thị trường vẫn đang chờ đợi tín hiệu về chính sách tiền tệ trong tương lai. Hiện tại, thị trường đang định giá khả năng BOJ tăng lãi suất 0,1% vào cuối tháng này chỉ ở mức 40%, cho thấy sự hoài nghi về thời điểm chính xác của động thái này. Nhiều nhà phân tích dự đoán BOJ có thể sẽ hoãn việc tăng lãi suất sang quý 1 năm sau để có thêm thời gian đánh giá tình hình kinh tế.
2, Bối cảnh của thị trường lao động Hoa Kỳ
Thị trường tài chính Mỹ tuần này đứng trước nhiều rủi ro vĩ mô khi hàng loạt dữ liệu việc làm quan trọng và biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ được công bố. Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến biên bản của Fed, bởi vì nội dung trong biên bản sẽ cung cấp thêm manh mối xác nhận, liệu quyết định cắt giảm lãi suất trong tháng 12 vừa qua sẽ là lần cuối trước khi Fed tạm dừng chu kỳ nới lỏng. Hiện tại, các nhà đầu tư dự đoán sẽ có khoảng hơn 2 lần cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2025. Đồng thời, biên bản này cũng có thể cung cấp thêm chi tiết về quan điểm của các thành viên Fed trong cuộc họp tháng tới, sau khi chỉ có một thành viên phản đối đợt cắt giảm lãi suất vừa qua. Phần lớn các nhà đầu tư kỳ vọng nội dung biên bản sẽ mang tính "diều hâu", do đó phản ứng trên thị trường tài chính có thể không quá lớn.
Sự kiện có khả năng tác động mạnh nhất đến thị trường tuần này là báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố vào 20:30 giờ VN thứ Sáu. Các nhà phân tích dự báo con số 160.000 việc làm được tạo ra trong tháng 12, thấp hơn so với 227.000 trong tháng 11. Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng sẽ giữ nguyên ở mức 4,2%, trong khi thu nhập bình quân theo giờ dự kiến tiếp tục tăng trưởng ở mức 4% YoY. Tuy nhiên, rủi ro vẫn nghiêng về khả năng số liệu việc làm tháng 12 cao hơn dự báo, do thị trường lao động Mỹ vẫn có thể chịu tác động từ các cơn bão hồi tháng 10. Điều này cũng có thể gây ra ảnh hưởng tạm thời đến tăng trưởng tiền lương. Dù vậy, ảnh hưởng của các cơn bão dự kiến sẽ giảm dần trong các tháng tới, vì vậy bất kỳ sự tăng trưởng nào cũng có thể chỉ mang tính ngắn hạn. Trong vài tháng qua, báo cáo việc làm đã mang lại tác động tích cực cho chỉ số S&P 500, cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ vẫn duy trì được đà tăng trưởng bất chấp những con số bất ngờ do thời tiết gây ra hồi tháng 10. Nếu thị trường tiếp tục tăng trước khi báo cáo được công bố, khả năng cao báo cáo việc làm sẽ không làm gián đoạn xu hướng này. Trong 12 tháng qua, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức biến động trung bình 0,11% trong 30 phút sau khi báo cáo được phát hành. Đáng chú ý, tác động lên đồng USD lại khá nhẹ và tỷ giá cặp tiền EURUSD gần như không thay đổi sau các báo cáo việc làm trong năm vừa qua.
3, Kết quả kinh doanh phản ánh sức mạnh nền kinh tế
Tại Anh, tâm điểm tuần này sẽ là loạt báo cáo tài chính từ các nhà bán lẻ lớn, hé lộ sức mạnh của mùa mua sắm Giáng sinh vừa qua. Chuỗi sự kiện bắt đầu vào thứ Ba với báo cáo của Next, tiếp đó là Shell vào thứ Tư. Thứ Năm sẽ là một ngày sôi động với các báo cáo từ M&S, Tesco và B&M. Cuối tuần, vào thứ Sáu, Sainsbury’s sẽ công bố kết quả kinh doanh của mình.
Năm qua là một giai đoạn trái chiều đối với ngành bán lẻ Anh. Giá cổ phiếu của Sainsbury’s giảm 8% trong 12 tháng qua, trong khi Tesco tăng 25%, M&S tăng 38% và Next tăng 17%. Điều này cho thấy không phải mọi thứ đều u ám đối với các nhà bán lẻ Anh, mặc dù tâm lý người tiêu dùng vẫn khá ảm đạm.
Bước đi tiếp theo của giá cổ phiếu trong ngành sẽ phụ thuộc lớn vào các báo cáo kinh doanh sau Giáng sinh – những thông tin rất được mong đợi. Các số liệu tích cực có thể giúp Sainsbury’s bắt kịp đà tăng trưởng và tạo động lực cho chỉ số FTSE 100 trong những ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy lượng khách đến cửa hàng trong dịp Giáng sinh khá thấp, và câu hỏi đặt ra là liệu doanh số trực tuyến có bù đắp được sự suy giảm này hay không. Nếu tâm lý tiêu dùng yếu thực sự kéo doanh số xuống thấp, những cái tên như Tesco, M&S và Next có thể đối mặt với áp lực giảm giá cổ phiếu.
Ở bên kia Đại Tây Dương, Delta Airlines sẽ mở màn mùa báo cáo thu nhập vào thứ Sáu, cùng với Walgreens. Báo cáo của Delta đáng chú ý vì nó có thể cung cấp cái nhìn về sức mạnh chi tiêu của người dân Mỹ, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, thị trường sẽ phải chờ đến tuần tới để chứng kiến các "ông lớn" như các ngân hàng Mỹ công bố kết quả. JP Morgan sẽ khởi động mùa báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ khi công bố kết quả vào ngày 15/1.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.