Thị trường luôn biến động hàng ngày - nhưng nguyên nhân của sự chuyển động này là gì? Tại sao các nhà đầu tư quyết định mua một tài sản nào đó nhưng lại bán sản phẩm khác? Phương pháp phân tích cơ bản sẽ giải thích được điều này.
Trong bài viết này:
- Phân tích cơ bản là gì
- Thị trường phản ứng với các yếu tố cơ bản như thế nào
- Các báo cáo kinh tế quan trọng cần theo dõi
- Các ví dụ giao dịch dựa trên phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là gì?
Phương pháp phân tích cơ bản dựa trên giả định rằng tất cả tài sản được định giá một cách chính xác. Do đó, các nhà đầu tư không ngừng tự hỏi liệu “giá của các tài sản này có hợp lý không?. Lập luận đằng sau rất đơn giản - nếu tài sản bị định giá thấp thì các nhà đầu tư nên mua. Ngược lại, nếu thị trường được định giá quá cao, có thể mở vị thế bán.
Các hoàn cảnh cơ bản luôn thay đổi. Nếu một công ty báo cáo thu nhập tốt hơn mong đợi thì giá cổ phiếu sẽ có khả năng tăng. Tương tự vậy, khi nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển mạnh và dữ liệu kinh tế vượt hơn kỳ vọng, thị trường chứng khoán và tiền tệ của quốc gia đó cũng sẽ tăng. Ngược lại, nếu dữ liệu từ các doanh nghiệp hoặc một quốc gia nào đó xấu hơn dự đoán, đây là sẽ tín hiệu tiêu cực đối với giá trị của tài sản. Phân tích cơ bản không chỉ sử dụng trên thị trường chứng khoán mà có thể được áp dụng cho nhiều loại thị trường. Trên thực tế, các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số, hàng hóa và tiền tệ.
Các yếu tố cơ bản đối với chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô, cũng như các chứng khoán riêng lẻ bên trong các chỉ số nhất định. Do đó, các nhà giao dịch cơ bản thường xem xét các báo cáo kinh tế khác nhau để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia mà họ quan tâm hoạt động như thế nào. Các công ty có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong một nền kinh tế phát triển tốt. Trong kịch bản này, các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung sẽ cải thiện và thị trường chứng khoán có khả năng tăng.
Mặt khác, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chứng khoán. Nếu giá tăng quá nhanh, các ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc tăng lãi suất và lãi suất cao hơn sẽ đem đến nhiều lựa chọn để đầu tư vào cổ phiếu hơn.
Các yếu tố cơ bản đối với hàng hóa
Phân tích cơ bản về hàng hóa dựa trên mức cung và cầu đang tăng hoặc giảm. Do đó, các nhà giao dịch liên tục đánh giá các số liệu thống kê quan trọng cho biết nhu cầu trên toàn thế giới đối với một số mặt hàng nhất định, cũng như cập nhật về nguồn cung và cổ phiếu. Hai công thức đơn giản có thể được sử dụng để thể hiện mối liên hệ chính xác định giá hàng hóa:
Cầu > Cung → Giá tăng
Câu < Cung → Giá giảm
Thời tiết, đình công sản xuất, công nghệ và chính sách của chính phủ đều có vai trò trong việc cung cấp các mặt hàng khác nhau. Các quyết định và thỏa thuận của OPEC cũng có ảnh hướng đến nguồn cung của thị trường dầu mỏ. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch nên chú ý đến số liệu tồn kho, các gợi ý về nhu cầu dầu. Số lượng dự trữ dầu cao hơn dự kiến đồng nghĩa nhu cầu thấp hơn và ảnh hưởng tiêu cực đối với giá dầu.
Các nhà giao dịch cũng nên lưu ý rằng hầu hết các hàng hóa chính thường được định giá bằng đồng USD và giá hàng hóa có xu hướng giảm khi đồng tiền này tăng giá. Do đó, lãi suất của Hoa Kỳ rất quan trọng đối với giá hàng hóa vì đồng USD được dự đoán sẽ tăng để đáp ứng với tỷ giá tăng.
Các yếu tố cơ bản đối với thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán cũng là một trong những thị trường chịu ảnh hưởng của các báo cáo kinh tế. Thông thường, có hai cách đơn giản để hiểu cách đồng tiền phản ứng với dữ liệu kinh tế:
Việc làm tăng → Doanh số bán lẻ tăng → Lạm phát tăng → Lãi suất tăng → Tiền tệ tăng
Kịch bản này là viễn cảnh kinh tế đang trỗi dậy, điều này sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất giúp thúc đẩy tiền tệ.
Việc làm giảm → Doanh số bán lẻ giảm → Lạm phát giảm → Lãi suất giảm → Tiền tệ giảm
Kịch bản thứ hai này là viễn cảnh kinh tế đang yếu hơn hoặc suy thoái, dẫn đến lãi suất thấp hơn gây bất lợi cho tiền tệ.
Cần lưu ý rằng trong thị trường ngoại hối, các nhà đầu tư luôn so sánh các đồng tiền với nhau. Ví dụ nếu dữ liệu kinh tế từ Nhật Bản tích cực nhưng dữ liệu từ Hoa Kỳ thậm chí còn tốt hơn, đồng USD có thể tăng giá so với đồng yên Nhật (USDJPY tăng). Vì vậy nhà đầu tư luôn phải quan sát đồng tiền nào mạnh nhất và đồng tiền nào yếu nhất.
Các báo cáo kinh tế quan trọng cần theo dõi
Bảng lương phi nông nghiệp (NFP | non-farm payrolls) - báo cáo số lượng việc làm tại Hoa Kỳ trong tháng trước - dữ liệu cao hơn là tín hiệu tích cực với đồng tiền (trong trường hợp này là đồng USD). Bên cạnh NFP của Mỹ, mỗi quốc gia đều có báo cáo việc làm riêng.
- Chính sách tiền tệ của Fed - việc tăng lãi suất cũng thúc đẩy đồng tiền tệ (USD) trong khi lãi suất giảm sẽ khiến đồng tiền yếu đi.
- Các báo cáo lạm phát - lạm phát cao hơn dự đoán thường sẽ là tín hiệu tích cực cho đồng tiền tệ vì các ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc tăng lãi suất.
- Dữ liệu GDP - với nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn và người tiêu dùng cũng có thu nhập tốt hơn. Điều này sẽ góp phần làm tăng chỉ số thị trường chứng khoán và giúp đồng tiền mạnh hơn.
- Doanh số bán lẻ - dữ liệu bán lẻ mạnh mẽ thường phản ánh nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, điều này dẫn đến dữ liệu GDP tốt hơn mong đợi, từ đó đồng tiền sẽ mạnh hơn và giá cổ phiếu cũng được hưởng lợi
- Sản xuất doanh nghiệp - dữ liệu này cung cấp thông tin về sự thay đổi sản lượng trong lĩnh vực công nghiệp và là một phần của báo cáo GDP. Báo cáo sản lượng công nghiệp mạnh mẽ được coi là tín hiệu tích cực đối với các đồng tiền và thị trường chứng khoán trong nước.
- Chỉ số PMI sản xuất - chỉ số là dữ liệu khảo sát từ các công ty. Nhìn chung, số liệu trên 50 sẽ giúp cho tiền tệ và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cũng nên chú ý đến sự thay đổi của dữ liệu tháng này so với tháng trước (chỉ số PMI tăng sẽ giúp tâm lý trở nên tích cực)
- Chỉ số PMI dịch vụ - bên cạnh chỉ số sản xuất, chỉ số phi sản xuất cũng là dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp. Cũng tương tự như vậy, tiền tệ và thị trường chứng khoán sẽ được thúc đẩy nếu chỉ số phát hành trên 50. Các nhà đầu tư cũng nên quan sát sự thay đổi so với tháng trước.
Các ví dụ giao dịch dựa trên phương pháp phân tích cơ bản
Ví dụ 1 - US100
- Tình huống: Nhà đầu tiên dự đoán rằng Mỹ sẽ công bố dữ liệu GDP tốt hơn mong đợi
- Phản ứng: Chỉ số Mỹ được dự đoán sẽ tăng sau khi dữ liệu phát hành.
- Nhận định: Đây là dấu hiệu cho thấy tâm lý tích cực của các nhà đầu tư đối với triển vọng nền kinh tế.
Nhà đầu tư quyết định mở vị thế BUY US100 - hợp đồng CFD của chỉ số phản ánh 100 cổ phiếu công nghệ lớn nhất của Mỹ được niêm yết trên thị trường có tổ chức. Để mở vị thế BUY (mua), nhà giao dịch cần phải chọn khối lượng thích hợp và nhấp vào nút xanh lá cây ở góc bên trái của biểu đồ - khớp lệnh ngay lập tức là cách nhanh nhất để thực hiện các giao dịch. Nút màu xanh lá luôn thể hiện mức giá mà nhà đầu tư có thể vào lệnh BUY.
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Để mở vị thế BUY chỉ số US100, nhà đầu tư chỉ cần nhấp vào nút màu xanh, đồng nghĩa mua hợp đồng (đánh dấu bằng mũi tên ở thanh “Click & Trade”). Nguồn: xStation5
Ví dụ 2 - DE30
- Tình huống: Nhà đầu tư cho rằng dữ liệu việc làm từ Đức sẽ thấp hơn mong đợi.
- Phản ứng: Chứng khoán Đức dự kiến sẽ giảm.
- Nhận định: Thị trường trở nên lo ngại vì dữ liệu lao động thường phản ánh ‘sức sống’ của nền kinh tế.
Nhà đầu tư quyết định mở vị thế SELL (bán) DE30 - hợp đồng CFD của chỉ số phản ánh 30 cổ phiếu chính của Đức được giao dịch trên thị trường có tổ chức. Vị thế sẽ được hưởng lợi nếu ước tính của nhà đầu tư chính xác và cổ phiếu giảm sau khi dữ liệu thị trường lao động được công bố.
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Nhà giao dịch có thể mở vị thế SELL trực tiếp thông qua mục “Theo dõi thị trường” trong nền tảng xStation5. Để thực hiện, nhà đầu tư chỉ cần nhấp vào nút “Sell”. Ngược lại, nếu chỉ số được cho là sẽ tăng, chỉ cần nhấn nút “Buy” bên phải. Các vị thế này đều có phương thức hoạt động giống nhau - cho phép nhà đầu tư mở vị thế khi giá của các sản phẩm tăng hoặc giảm. Nguồn: xStation5
Ví dụ 3 - Dầu (OIL)
- Tình huống: Thị trường dự đoán tồn kho dầu Mỹ sẽ tăng hơn dự kiến, báo hiệu nhu cầu thấp hơn.
- Phản ứng: Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu.
- Nhận định: Dữ liệu cho thấy nhu cầu của dầu đang yếu đi
Nhà đầu tư quyết định mở vị thế SELL OIL.WTI sau khi dự đoán rằng giá dầu WTI sẽ giảm.
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Để mở vị thế SELL trên OIL.WTI, nhà đầu tư chỉ cần nhấp vào nút “Sell” và đặt lệnh. Khi giao dịch hợp đồng CFD, nhà đầu tư không cần sở hữu sản phẩm nào mà chỉ cần dự đoán rằng giá sẽ dầu sẽ giảm. Nguồn: xStation5
Ví dụ 4 - Vàng
- Tình huống: Cục Dự trữ Liên Bang tăng lãi suất sau khi lạm phát cao hơn dự đoán.
- Phản ứng: Đồng USD sẽ được đẩy mạnh và giá vàng giảm.
- Nhận định: Lãi suất Hoa Kỳ cao hơn sẽ thúc đẩy đồng USD mạnh hơn và đây là tin xấu với giá vàng (cũng như các hàng hóa chính khác).
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Ví dụ 5 - EURUSD
- Tình huống: Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ tăng từ 3% lên 4% trong khi thị trường mong đợi 3.5% - đồng nghĩa tốc độ tăng nhanh hơn dự đoán.
- Phản ứng: Đồng USD mạnh hơn và cặp EURUSD giảm từ 1.1880 xuống 1.1830.
- Nhận định: Lạm phát cao hơn có nghĩa là Fed có thể cân nhắc tăng lãi suất - điều này sẽ giúp cho tiền tệ hưởng lợi (đồng USD trong ví dụ này).
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Tóm tắt
Tóm lại, các chỉ số cơ bản vừa chịu sự ảnh hưởng tư các chỉ số kinh tế, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản. Do đó, các nhà giao dịch nên thường xuyên theo dõi lịch kinh tế và áp dụng các dữ liệu này khi giao dịch.
Các dữ liệu cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích thị trường, nhưng cần lưu ý rằng nên xem xét các khía cạnh trong quá trình đưa ra quyết định và cân nhắc rằng các dữ liệu này không thể đảm bảo chuyển động của một thị trường nhất định.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu rõ.
Nội dung này được soạn thảo bởi một bên thứ ba với sự nghiên cứu và hiểu biết của tác giả và chỉ được cung cấp cho thông tin chung và mục đích đào tạo. Mọi ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc một khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.