Trong tuần trước, thị trường tài chính đã trải qua một tuần đầy sóng gió. Mở đầu bằng một đợt giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng đảo chiều khi có những dữ liệu tích cực về nền kinh tế Hoa Kỳ, làm giảm bớt sự hoảng loạn trên thị trường. Trong tuần này, sẽ có một loạt các dữ liệu quan trọng được công bố và đáng chú ý nhất sẽ là chỉ số lạm phát Mỹ, một trong những dữ liệu có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường. Dưới đây sẽ là ba thị trường đáng chú ý nhất mà nhà đầu tư cần theo dõi trong tuần này EURUSD, US500 và OIL.
EURUSD
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiCặp tiền EURUSD đã vọt lên mức cao nhất kể từ đầu năm sau khi công bố dữ liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ yếu kém, làm dấy lên những đồn đoán về sự sụp đổ kinh tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cặp tiền đã suy yếu trở lại và giảm xuống dưới mức 1,0950 sau khi công bố dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tích cực hơn, giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế. Trong tuần này, sẽ có nhiều dữ liệu quan trọng có thể tác động đến cặp tiền, bao gồm chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ (Thứ Ba lúc 19:30 giờ VN), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (Thứ Tư lúc 19:30 giờ VN), doanh số bán lẻ (Thứ Năm lúc 19:30 giờ VN) và sản lượng công nghiệp (Thứ Năm lúc 20:15 giờ VN). Ngoài ra, một số nước thuộc khu vực Eurozone cũng sẽ công bố dữ liệu kinh tế của mình, nhưng dự kiến sẽ ít ảnh hưởng đến cặp tiền.
US500
Dữ liệu kinh tế Mỹ có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), vốn dự kiến sẽ thực hiện lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9. Nếu dữ liệu kinh tế không được như kỳ vọng, nó có thể làm dấy lên lại mối lo ngại về suy thoái kinh tế và khiến cho các chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ có thể giảm sâu hơn nữa. Bên cạnh đó, mùa báo cáo kết quả tài chính vẫn đang diễn ra sôi nổi. Tuần này, chúng ta sẽ nhận được báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty như Home Depot (Thứ Ba), Cisco (Thứ Tư) và Walmart (Thứ Năm). Các báo cáo này tập trung chủ yếu là những công ty bán lẻ tiêu dùng, vì vậy kết quả của báo cáo cũng phần nào đó làm sáng tỏ hơn về sức tiêu dùng của người dân và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
OIL
Áp lực suy thoái kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc, đã khiến giá dầu thô chịu sức ép lớn trong tuần qua. Bên cạnh đó, quyết định của OPEC+ về việc duy trì tăng sản lượng dầu trong quý cuối năm càng làm nghiêm trọng thêm tình hình cung vượt cầu, đẩy giá dầu xuống thấp. Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao báo cáo tồn kho dầu thô của Mỹ vào chiều thứ Tư (21:30 giờ VN), để có cái nhìn rõ hơn về tình hình cung cầu trên thị trường dầu thô. Ngoài ra, một loạt các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ được các nhà đầu tư dầu thô chú ý, bao gồm dữ liệu cho vay mới vào thứ Hai, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ vào thứ Năm. Những dữ liệu này sẽ cung cấp chi tiết về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu trong thời gian tới của quốc gia này.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.