Màn ra mắt sàn chứng khoán Nasdaq của công ty chuyên thiết kế chip Arm Holdings (ARM.US) đang tạo được tiếng vang lớn trên các mặt báo lớn nhỏ và giới truyền thông, một lần nữa đã “hâm nóng” lại các cổ phiếu có liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Năm ngoái, công ty được Nvidia (NVDA.US) cố gắng mua lại nhưng không thành công và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tìm cách đưa công ty này trở lại sàn giao dịch chứng khoán London. Cuối cùng, việc niêm yết cổ phiếu đã thành công trên sàn Nasdaq, với mức định giá 54,5 tỷ USD - được ghi nhận là đợt IPO lớn nhất trong hơn hai năm vừa qua, chỉ sau nhà sản xuất xe điện Rivian (RIVN.US) với mức định giá hơn 66 tỷ USD.
Đằng sau thương vụ IPO “khủng”
SoftBank của Nhật Bản - nổi tiếng với việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, đứng sau việc niêm yết của ARM trên Nasdaq. Tập đoàn Arm của Anh được xem là nhà thiết kế chip cho điện thoại thông minh lớn nhất thế giới với tiềm năng tăng trưởng lớn đến từ làn sóng trí tuệ nhận tạo - AI. Hiện tại, các loại chip do hãng này thiết kế có mặt trong hầu hết smartphone trên thế giới trong đó có iPhone. Công ty được thành lập vào năm 1990 dưới hình thức liên doanh giữa Acorn Computers, Apple và VLSI. Nó được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và Nasdaq từ năm 1998 đến năm 2016 thì được SoftBank mua lại với giá 32 tỷ USD và tách ra khỏi sàn giao dịch. Sau khi từ chối lời đề nghị của Nvidia, công ty đã tiến hành IPO nhằm niêm yết trở lại cổ phiếu này.
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiArm là công ty gì?
Arm chủ yếu thiết kế và sản xuất chip cho điện thoại thông minh nhưng công ty có tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh với Nvidia trên thị trường chip AI.
Khách hàng lớn nhất của Arm bao gồm những gã khổng lồ công nghệ như Apple (AAPL.US), vào đầu tháng 9 đã quyết định gia hạn thỏa thuận cung cấp chip dài hạn từ gã khổng lồ Anh.
Công ty thiết kế và sản xuất chip cho hầu hết điện thoại thông minh trên thế giới. Người ta ước tính rằng sản phẩm của hãng được sử dụng trên 95% tất cả các thiết bị điện thoại hiện đại.
Công ty đang nỗ lực mở rộng ra ngoài thị trường chip điện thoại vốn đang trì trệ. Mục tiêu của Arm là trở thành công ty sản xuất chip tiên tiến nhất, đặc biệt là chip dành chuyên cho những trung tâm dữ liệu lớn và các lĩnh vực có liên quan đến việc ứng dụng AI;
Arm tuyên bố rằng các bộ vi xử lý mà họ thiết kế sẽ đẩy nhanh sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và tốc độ ‘học’ của AI. Công ty đã bắt đầu bổ sung thêm các tính năng mới để giúp chạy thuật toán nhanh hơn và sáng tạo thêm các ứng dụng thực tế cho thị trường chip;
Một đợt IPO thành công sẽ có thể là chất xúc tác cho hàng chục công ty khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ.
Mức định giá hiện tại có quá cao không?
Giá cổ phiếu IPO được ấn định ở mức 51 USD. Việc bán 95,5 triệu cổ phiếu sẽ mang lại khoảng lợi nhuận 4,87 tỷ USD cho Softbank. Các báo cáo thị trường ban đầu cho thấy mức giá IPO được đề xuất cao hơn, nhưng các ngân hàng đối tác được cho là đã thuyết phục thành công Softbank hạ giá xuống để kích thích nhu cầu vào ngày ra mắt;
Một số nhà phân tích thị trường đang đặt câu hỏi về mức định giá ban đầu của công ty, lưu ý rằng nó cao hơn 36% so với giá thầu mua lại ban đầu trị giá 40 tỷ USD của Nvidia vào năm ngoái. Tuy nhiên, mặt khác, vào thời điểm Softbank thỏa thuận với Vision Fund, Arm được định giá 64 tỷ USD;
Khả năng phát triển của công ty bị đặt dấu hỏi lớn, vì gần đây doanh thu đã bị sụt giảm do doanh số bán điện thoại thông minh đi xuống. Doanh số bán hàng cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2023 kém hơn khoảng 1% so với kỳ trước
Arm đã dành tổng giá trị hơn 700 triệu USD cổ phần trong một phần của đợt IPO để các khách hàng lớn nhất của công ty như Apple, Nvidia, Samsung và nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC có thể mua lại.
Do 90% cổ phần thuộc sở hữu của SoftBank, nên các cổ đông mới sẽ không thể ảnh hưởng đến các quyết sách của công ty. Nhưng điều này cũng khiến cho tỷ lệ free float thấp (số cổ phiếu có sẵn để giao dịch), từ đó dẫn đến việc cổ phiếu dễ bị đầu cơ hơn.
Arm says research and development is the company's lifeblood and spends more than
Arm cho biết nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển là huyết mạch của công ty và đã chi hơn 42% chi phí cho nó. Chỉ có hai công ty trong rổ chỉ số S&P 500 là nhà sản xuất thuốc Incyte (INCY.US) và Merck (MRK.US) – mới dành nhiều nguồn lực như vậy cho R&D. Trong số các công ty dẫn đầu thị trường chip bán dẫn, tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên doanh thu đối với Nvidia là 24% và Intel là 31%. Nguồn: SEC
AI - lĩnh vực với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ?
Công ty hiện không sản xuất chip phục vụ các tác vụ AI phức tạp dù không loại trừ khả năng phát triển mảng này trong tương lai. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Arm đã khá chậm chân so với Nvidia, hãng đã có nhiều sản phẩm được thiết kế để xử lý hầu hết các vấn đề lớn nhỏ liên quan đến AI.
Nếu muốn giành được thị phần thì công ty sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn về giá, điều này có thể giải tỏa áp lực cho các công ty đang bị phụ thuộc vào sự thống trị của chip Nvidia. Hoạt động kinh doanh cơ bản của Arm có tính chu kỳ cao và khó đảm bảo sự ổn định trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2024. Theo Counterpoint Research, doanh số bán điện thoại thông minh trên thị trường toàn cầu trong quý 2 đạt tổng cộng 294,5 triệu chiếc so với 268 triệu chiếc trong quý 1.
IPO của Arm là một trong những sự kiện quan trọng nhất trên thị trường công nghệ trong năm 2023 và mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của lĩnh vực chip bán dẫn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là rủi ro của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường này. Điều đáng chú ý là không phải lúc nào một công ty công nghệ nào cũng thu được thành quả cho dù đang đi theo dòng chảy của thị trường. Một ví dụ là sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của giá cổ phiếu Nvidia và đối lập là diễn biến yếu kém của cổ phiếu Intel.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.