-
Hợp đồng chỉ số US500 tăng gần 2,5% trong phiên giao dịch hôm qua và chỉ số S&P 500 tăng mạnh 2,3%, ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ năm 2022. Điều này giúp cho tâm lý trên thị trường chứng khoán lạc quan hơn, nhờ vào các chỉ số kinh tế vĩ mô của Mỹ tốt hơn dự kiến, làm giảm bớt lo ngại về suy thoái (mức độ phục hồi chưa bù đắp đủ cho mức giảm gần đây, điều này cho thấy nỗi lo này vẫn chưa hoàn toàn biến mất).
-
Đầu tiên, chỉ số ISM dịch vụ tháng 7 vượt kỳ vọng và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo, với loạt dữ liệu tích cực này đã đặt ra câu hỏi về việc liệu nền kinh tế Mỹ có đang rơi vào suy thoái hay không. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,1% lên 4,3% trong tháng 7 là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với thị trường và không rõ làm thế nào để giải thích cho Phố Wall về việc Fed tiếp tục duy trì lập trường diều hâu, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên theo dự báo của Chủ tịch Fed Barkin.
-
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richmond, việc tỷ lệ thất nghiệp tăng lên một chút không phải là điều quá đáng lo ngại đối với họ. Miễn là nền kinh tế vẫn đang tạo ra thêm việc làm mới, Cục Dự trữ Liên bang sẽ không quá lo lắng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện tại cho thấy rằng nhà đầu tư vẫn còn lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể đánh giá sai tình hình thị trường lao động. Nếu các số liệu kinh tế quan trọng sắp tới không tốt như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể sẽ bán tháo cổ phiếu nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa là họ sẽ cho rằng nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái cao hơn, mặc dù điều này có thể sẽ không xảy ra.
-
Mặt khác, nếu nền kinh tế đang hướng tới việc "hạ cánh mềm", thì đợt bán tháo mạnh gần đây có thể là một cơ hội tốt để mua vào một số cổ phiếu công nghệ đang quá rẻ. Nói cách khác, đây có thể là lúc để các nhà đầu tư "săn hàng giảm giá". Tuy nhiên, nhìn chung hướng đi của chỉ số S&P 500 trước cuộc bầu cử Mỹ vẫn còn nhiều bất ổn. Có thể sẽ còn một đợt giảm giá nữa và thị trường có thể sẽ phản ứng rất nhạy cảm nếu các số liệu kinh tế công bố trong thời gian tới không tốt như kỳ vọng.
Biểu đồ chỉ số US500 (Khung D1)
Chỉ số US500 đang tăng nhẹ trong phiên hôm nay, sau phiên ghi nhận mức tăng kỷ lục kể từ năm 2022 vào hôm qua. Chỉ số đang kiểm tra mức 5340 điểm, được đánh dấu bởi mức Fibonacci thoái lui 23,6 của xu hướng tăng bắt đầu từ mùa thu năm 2023 và đường trung bình SMA100 (đường màu đen). Mức kháng cự chính nằm xung quanh khu vực 5500 điểm. Trường hợp, chỉ số không thể vượt qua được mức Fibonacci thoái lui 23,6, thì có thể chỉ số sẽ tiếp tục điều chỉnh để hướng tới mức 5100 điểm, được đánh dấu bởi đường trung bình SMA200 (đường màu đỏ) và mức ffibo thoái lui 38,2. Lần cuối cùng chỉ số nằm ở dưới đường SMA200 là vào mùa thu năm ngoái.
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoại
Nguồn: xStation5
Hiện tại, chỉ số đang hình thành mô hình cờ giảm. Nếu mô hình này được xác nhận, thì khả năng chỉ số sẽ giảm xuống dưới 5200 điểm và tiếp tục lao dốc. Ngược lại, nếu chỉ số tăng vọt lên trên 5500 điểm thì xác nhận xu hướng giảm trong ngắn hạn bị đảo chiều.
Nguồn: xStation5
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.