Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm phát đáng kể, khi giá cả sản xuất và tiêu dùng đều giảm mạnh. Các biện pháp kích cầu của chính phủ vẫn chưa đủ để vực dậy nhu cầu nội địa yếu kém và giải quyết tình trạng dư cung sản phẩm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Trung Quốc tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự kiến là 0,7%. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 23 liên tiếp suy yếu và cũng thấp hơn so với mức dự kiến là giảm 1,4%. Những con số này cho thấy được thách thức đang diễn ra đối với Trung Quốc, khi mà nhu cầu nội địa yếu kém và dư thừa nguồn cung trong nhiều lĩnh vực.
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiNguyên nhân chính góp phần làm cho chỉ số lạm phát CPI tháng 8 tăng nhẹ là bởi mức tăng giá của thực phẩm (tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước), mức tăng tích cực đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2023. Giá thịt heo, một thành phần quan trọng trong chỉ số CPI của Trung Quốc, đã tăng vọt 16,1%. Tuy nhiên, lạm phát cốt lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 0,3%, điều này cho thấy nhu cầu cơ bản vẫn đang rất yếu.
Thách thức bủa vây đối với nền kinh tế Trung Quốc
Dữ liệu lạm phát đối nghịch rõ ràng với những nỗ lực của chính phủ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Doanh số bán lẻ tháng 7 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng ảm đạm. Ngành bất động sản, một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế, vẫn đang trong giai đoạn suy yếu kéo dài khi mà nhu cầu về bất động sản không mấy tích cực.
Cựu thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc - Yi Gang, gần đây đã nhấn mạnh rằng, chúng ta cần phải tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng giá cả giảm quá nhiều. Ông cho rằng chính phủ nên có những chính sách tài chính linh hoạt hơn và ngân hàng trung ương cũng cần có những biện pháp phù hợp để kích thích nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi khoảng 41 tỷ USD để khuyến khích người dân mua sắm và các doanh nghiệp nâng cấp máy móc thiết bị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hiệu quả của biện pháp này vẫn chưa được như mong đợi.
Việc giá cả hàng hóa ngày càng giảm là dấu hiệu cho thấy sản lượng sản xuất quá nhiều so với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như thép và sản xuất. Việc sản xuất quá nhiều khiến giá thành sản phẩm giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và làm chậm lại sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặc dù có những khó khăn trong thực trạng của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng một số chuyên gia dự đoán giá cả hàng hóa sẽ tăng nhẹ trở lại trong nửa cuối năm nay. Điều này có thể do nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên và giá thực phẩm phục hồi. Tuy nhiên, tình hình giá cả vẫn còn nhiều bất ổn và điều này có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu đã đặt ra.
Nguồn: xStation
Biểu đồ chỉ số CH50 (Khung thời gian D1)
Với việc công bố dữ liệu yếu hơn dự kiến đã khiến cho chỉ số CH50 lao dốc, với mức giảm khoảng 1% trong phiên hôm nay. Chỉ số này cũng đang từ từ giảm xuống mức hỗ trợ quan trọng tại mức Fibonacci thoái lui 78,6% ở khu vực 11.099. Hiện tại, chỉ số này cũng đã vượt xuống dưới dải Bollinger, trước đó thường là những vùng cản quan trọng khiến chỉ số đảo chiều. Bên cạnh đó, chỉ báo RSI tiếp tục suy yếu và đang tiến gần đến vùng quá bán. Nếu phe mua muốn lấy lại ưu thế, thì trước mắt cần phải đẩy chỉ số quay trở lại trên mức 11.306. Và tiếp đó sẽ là vùng kháng cự tại mức Fibonacci thoái lui 61,8% (trước đó từng là ngưỡng hỗ trợ mạnh trong một xu hướng giảm).
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.