Thị trường dầu đang là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư vào ngày thứ Hai tuần này, sau khi dầu thô Brent đã giảm gần 4%. Nguyên nhân chính là do Ả Rập Saudi đã tuyên bố hạ giá xuất khẩu dầu trong tháng 2 cho tất cả khách hàng, không chỉ những khách hàng ở châu Á như họ đã tuyên bố trước đây.
Việc cắt giảm giá dầu lên đến 2USD/thùng đang khiến cho giá dầu thô Brent sụt giảm mạnh mẽ xuống đến mức đáy được thiết lập vào giữa tháng 12. Dầu thô Brent hiện đang củng cố ở mức dưới 75,50 USD. Hai tuần trước, giá dầu ở mức trên 80 USD/thùng do lo ngại về nguồn cung dầu và sự căng thẳng leo thang ở Biển Đỏ. Những lo ngại này vẫn chưa biến mất và căng thẳng ở Trung Đông vẫn còn. Tuy nhiên, giá dầu lại phản ứng trái ngược với các thông tin trên. Điều này có thể được giải thích bởi một số lý do sau đây:
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiNguồn cung:
Động thái hôm thứ Hai từ Ả Rập Saudi là một phản ứng trước các yếu tố về nguồn cung. Nếu họ muốn khách hàng mua dầu của họ thì họ phải giảm giá. Hiện tại có rất nhiều nhà sản xuất dầu trên thị trường và Saudi cần duy trì tính cạnh tranh. Mặc dù OPEC đã ban hành lệnh cắt giảm nguồn cung, nhưng một số quốc gia (đặc biệt là các thành viên châu Phi trong nhóm Opec +) vẫn chưa tuân thủ các hạn chế của Saudi. Thêm vào đó, Mỹ đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục. IEA báo cáo rằng sản lượng dầu của Mỹ đã phá vỡ 20 triệu thùng/ngày, điều đó có nghĩa là Mỹ đang sản xuất dầu với sản lượng cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử và điều này khiến cho tổng nguồn cung dầu trên thị trường tăng mạnh. Ngoài ra, sản lượng kỷ lục ở Brazil và Guyana cùng với sản lượng tăng mạnh từ Iran dự kiến sẽ nâng sản lượng dầu của thế giới thêm 1,8 triệu thùng/ngày so với năm ngoái. Bên cạnh đó, Theo báo cáo của EIA, sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng mạnh điều đó sẽ khiến cho nguồn cung dầu toàn cầu "bùng nổ" vào năm 2024. Do đó, OPEC vẫn là một phần quan trọng của thị trường dầu mỏ, nhưng họ đang phải đối mặt với các mối đe dọa song song hiện hữu từ việc chuyển sang năng lượng xanh và nguồn cung từ các nước ngoài Opec, điều này có thể hạn chế giá dầu tăng trưởng trong dài hạn và mức 80 USD/thùng có thể sẽ trở thành một kỉ niệm xa xôi.
Nhu cầu Dầu:
Nhu cầu về dầu dự kiến sẽ tăng 2,3 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tuy nhiên theo EIA nhu cầu tăng trường sẽ giảm một nửa trong năm 2024 xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày do tăng trưởng toàn cầu suy yếu. Nhu cầu dầu từ châu Âu đã được điều chỉnh thấp hơn trong quý trước và nền kinh tế Trung Quốc vẫn trong tình trạng trì trệ, điều này cũng đang hạn chế khả năng tăng trưởng của dầu.
Xung đột Trung Đông:
Thị trường dầu mỏ không xảy ra bất kỳ biến động mạnh nào bởi căng thẳng ở Trung Đông và cũng như các cuộc chiến trước đây giữa Israel và Hamas cũng không khiến cho giá dầu tăng đáng kể. Vì vậy, ngay cả khi xung đột leo thang trong những tháng tới thì cũng không có khả năng gây áp lực mạnh mẽ cho giá dầu (miễn là xung đột không vượt ngoài kiểm soát). Thêm vào đó, thị trường không hề phản ứng hoảng loạn trước căng thẳng ở Biển Đỏ, phần lớn là do nguồn cung dầu tăng mạnh như đã nói ở trên.
Giá dầu giảm đã gây áp lực lên một số công ty trong chỉ số FTSE 100 - bao gồm Shell và BP, cả hai đều giảm lần lượt là 1,8% và 1,5% vào đầu tuần này. Tác động từ việc giá dầu sụt giảm cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát và nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu sụt giảm có thể hỗ trợ cho việc giảm lạm phát và đồng thời kích thích tăng trường toàn cầu, vì vậy kịch bản hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu vẫn có thể xảy ra.
Sự cố của máy bay Boeing
Boeing đã giảm gần 9% do có tin tức vào cuối tuần rằng một phần thân máy bay của Boeing 737 Max 9 bị nổ khi đang trên không. Điều may mắn đã xảy ra khi toàn bộ hành khách trên chuyến bay đó đều an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt ra câu hỏi về việc liệu có vấn đề gì với kỹ thuật của Boeing hay không và liệu đây có phải là lỗi thiết kế hay không. Các cuộc điều tra đang được tiến hành và chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu của Boeing có thể còn chịu áp lực giảm nhiều hơn nếu phát hiện ra bất kỳ lỗi thiết kế. Nếu sự cố này được phát hiện không phải do lỗi của Boeing thì dự kiến giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại, nhưng có thể phải mất một thời gian dài để cơ quan quản lý mới có thể đưa ra quyết định. Máy bay Airbus - đối thủ của Boeing, đang được hưởng lợi từ sự cố của boeing và hiện đã tăng hơn 2% vào ngày Thứ Hai.
Các hãng hàng không sử dụng máy bay Boeing cũng đang ghi nhận sự suy yếu vào phiên thứ Hai chẳng hạn như hãng hàng không Alaska đã giảm hơn 4%, cùng với đó là một số nhà cung cấp của Boeing.
Hiện tại, chỉ số Dow Jones đang giảm 0,5% sau sự suy yếu của Boeing, trong khi sự tăng trưởng của các gã khổng lồ công nghệ ở Mỹ vào thứ Hai đang giúp Nasdaq phục hồi.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.