Giá dầu đã đạt mức 130 USD/thùng nhưng các yếu tố địa chính trị có thể đẩy giá lên cao hơn
Trong năm 2021, kịch bản giá dầu đạt 100 USD/thùng dường như rất khó xảy ra, nhưng giờ đây, chúng ta đã vượt xa ngưỡng này. Ngay khi Nga bắt đầu tấn công vào Ukraine, phần lớn phần tin rằng giá sẽ không thể vượt quá mức 120 USD/thùng. Tất cả kịch bản đều đã trở thành hiện thực khi giá nhanh chóng vượt qua các dự báo ban đầu. Tuy nhiên, không giống như nhiều hàng hóa khác, giá dầu thô vẫn chưa đạt đến mức cao nhất mọi thời đại. Vậy câu hỏi đặt ra chính là liệu giá dầu sẽ tăng đến đâu?
Nguồn cung dầu đang phải đối mặt với những thách thức nào?
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoại-
Sản lượng dầu của Nga lên tới khoảng 10 triệu thùng/ngày với một nửa được xuất khẩu dưới dạng dầu thô và khoảng 3 triệu thùng/ngày dưới dạng các dẫn xuất từ dầu
-
Thị trường dầu cần phải tương đối cân bằng để ngăn chặn sự biến động giá do nhu cầu những cú sốc về nguồn cung và cầu
-
Nga xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng/ngày qua đường ống và khoảng 6 triệu thùng/ngay bằng tàu chở dầu
-
Lượng xuất khẩu sang EU lên tới khoảng 4 triệu thùng/ngày, với khoảng 1 triệu thùng/ngày được xuất khẩu qua đường ống
-
Các công ty phương Tây bắt đầu tự áp lệnh trừng phạt và từ chối mua dầu của Nga trên thị trường giao ngay. Điều này có thể dẫn đến việc 3 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Nga bị đóng băng
-
Xét theo lịch sử, đây là cú sốc nguồn cung dầu lớn thứ năm. Cú sốc nguồn cung xảy ra sau khi Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990 có ảnh hưởng lớn hơn
-
Tình hình không đi kèm với cú sốc nhu cầu khi nhu cầu dầu toàn cầu vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch
-
Thế giới, đặc biệt là châu Âu, sẽ cố gắng giảm tiêu thụ dầu và cũng sẽ tìm kiếm nguồn cung ở những nơi khác
-
Tình hình hiện tại khác với cú sốc nhu cầu 2007-2008 nhưng chúng ta có thể học được nhiều điều về sự phá hủy nhu cầu từ thời kỳ đó
Cú sốc dầu của thập niên 90 so với hiện tại
Khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngày bị "đóng băng" sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq vào những năm 1990, chiếm khoảng 7-8% nhu cầu toàn cầu vào thời điểm đó. Về mặt lý thuyết, tình hình hiện nay và lúc đó rất giống nhau. Dù lượng dầu bị đe dọa ít hơn, rủi ro lớn nhất vẫn là phần lớn lượng dầu này được xuất khẩu sang châu Âu. Giá dầu đã tăng 140% sau khi Iraq phát động cuộc chiến nhưng đã giảm trở lại mức trước cuộc xâm lược trong vòng chưa đầy 1 năm.
Tình hình hiện tại giống như cú sốc dầu những năm 1990 (chiến tranh Iraq-Kuwait). Giả sử rằng giá sẽ có hành vi tương tự, đỉnh có thể đạt gần mức 150 USD/thùng (mức cao nhất mọi thời đại mới). Tuy nhiên cần lưu ý rằng quá khứ không thể được coi là một chỉ báo cho tương lai. Nguồn: Bloomberg, XTB
Cú sốc nguồn cung thời điểm 2007-2008 so với hiện tại
Như đã giải thích trước đó, các yếu tố dẫn đến giá dầu tăng đột biến trong năm 2007-2008 khác với các yếu tố đẩy giá dầu tăng vọt hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy một số điểm tương đồng - nguồn cung cũng khó bắt kịp với nhu cầu gia tăng trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Tuy nhiên, một điểm tương đồng lớn nhất chính là tình trạng hiện tại có thể dẫn đến sự phá hủy nhu cầu giống như giai đoạn 2007-2008.
Hành vi giá hiện nay tương tự như khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2008 nhưng vẫn có 2 ngoại lệ lớn. Việc giá tăng nhanh sau đợt điều chỉnh tháng 11 năm 2021 có thể cho thấy thị trường quá nóng. Tuy nhiên, không thể loại trừ kịch bản giá dầu đạt mức 150 USD/thùng. Nguồn: Bloomberg, XTB
Đâu là dấu hiệu của việc phá hủy nhu cầu dầu?
Goldman Sachs đã đưa ra một phân tích thú vị về giá cả và sự phá hủy nhu cầu. Theo đó, việc giá dầu đạt 200 USD/thùng có thể dẫn đến một thị trường cân bằng thông qua việc phá hủy nhu cầu tiêu thụ 5-6 triệu thùng/ngày (lượng xuất khẩu của Nga). Ngân hàng dự đoán giá sẽ đạt mức trung bình là 135 USD/thùng trong năm 2022 và giao dịch trong khoảng 115-175 USD.
Trước đó, chúng tôi đã chỉ ra rằng nguồn cung khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày cho châu Âu có thể bị đóng băng, nếu số lượng dầu này được phân phối trên toàn cầu (Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn từ Nga trong khi Châu Âu tìm kiếm các nguồn khác), dầu sẽ có mức giá xấp xỉ 165 USD/thùng. Tuy nhiên, nếu nguồn cung chỉ bị hạn chế ở các nước phát triển thì sự phá hủy nhu cầu có thể sẽ không bắt đầu cho đến khi giá đạt 215 USD/thùng. Điều đáng chú ý là sự phá hủy nhu cầu có thể dẫn đến suy thoái.
Trung Quốc sẽ nhập thêm dầu của Nga? Châu âu sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế ở đâu?
Trung Quốc
-
Trung Quốc có thể thay thế Châu Âu nhập khẩu tất cả dầu của Nga
-
Trung Quốc hiện đang nhập khẩu khoảng 10 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, nước này đã từng có mức nhập khẩu ở thời kỳ cao điểm ;à 12,7 triệu thùng/ngày
-
Nhập khẩu tăng có thể cho phép bổ sung lượng dự trữ đã giảm khoảng 100 triệu thùng kể từ mức đỉnh vào tháng 11 năm 2020
-
Phần lớn dầu của Nga được xuất khẩu qua tàu chở dầu LR và MR. Xuất khẩu dầu của Nga cần khoảng 10% đội tàu như vậy trên toàn cầu trong khi Trung Quốc cần gấp đôi số tàu chở dầu trên
-
Tuy nhiên, giá vận chuyển hàng hóa cao có thể sẽ là một thách thức
Châu Âu
-
Thỏa thuận hạt nhân với Iran. Iran có khoảng 100 triệu thùng dầu được lưu trữ ngoài khơi. Việc đạt được thỏa thuận có thể mang lại cho Châu Âu 0,5-1,5% nguồn cung
-
Hoa Kỳ đang đàm phán với Venezuela về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt dầu mỏ. Venezuela có thể tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 1,5 triệu thùng/ngày nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Hoa Kỳ muốn dầu của Venezuela được vận chuyển trực tiếp đến Hoa Kỳ, đồng nghĩa điều này sẽ cho phép nguồn cung 1-1,5 triệu thùng/ngày của Hoa Kỳ được vận chuyển đến châu Âu
-
Hiện có khoảng 500 giàn khoan dầu đang hoạt động ở Hoa Kỳ. Trong thời kỳ trước Covid, con số này là trên 800. Mỗi giàn khoan đang hoạt động bổ sung trung bình 1 nghìn thùng/ngày vào tổng sản lượng. Các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ có thể tăng sản lượng khoảng 300 nghìn thùng/ngày trong năm nay. EIA dự kiến con số này sẽ ở khoảng 200 nghìn thùng/ngày
-
Sản lượng của OPEC+ là khoảng 700 nghìn thùng/ngày, thấp hơn so với thỏa thuận. Tuy nhiên, đây là kết quả của các vấn đề liên quan đến khôi phục sản xuất
-
OPEC có thể sản xuất thêm khoảng 5 triệu thùng/ngày với một nửa trong số đó là từ Ả-rập Xê-út, UAE và Iraq
Năng lực sản xuất dự phòng ở OPEC đạt khoảng 5 triệu thùng/ngày nhưng chỉ một nửa trong số đó có thể được đưa trở lại thị trường. Nguồn: xStation5
Giá dầu sẽ còn tăng đến đâu?
Hiện vẫn chưa chắc chắn về liệu Nga có quyết định cấm xuất khẩu các mặt hàng năng lượng hay không. Tuy nhiên, các công ty phương Tây đã bắt đầu tự xử phạt và ngừng mua dầu của Nga trên thị trường giao ngay. Nếu nguồn cung lên tới 3 triệu thùng/ngày bị đóng băng, thì khả năng giá dầu sẽ tăng lên mức 150-165 USD/thùng là điều không thể tránh khỏi. Giá còn có thể sẽ vượt mức 200 USD/thùng trong trường hợp hơn 3 triệu thùng/ngày bị đóng băng. Mặt khác, nếu Trung Quốc tăng cường mua dầu của Nga trong khi các nhà sản xuất khác đẩy mạnh sản xuất và bắt đầu bán nhiều hơn sang châu Âu, giá dầu có thể giảm xuống dưới 100 USD ngay trong năm nay.
Giá dầu đã quay trở lại mức cao nhất của năm 2012 và đang hướng đến mức cao nhất mọi thời đại mới, thậm chí là ngưỡng 165 USD. Mặt khác, kịch bản lạc quan cho thấy giá dầu giảm có thể sẽ giảm trở lại dưới 100 USD/thùng, ngưỡng giao dịch của dầu trước khi Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường vẫn đang bị thắt chặt và giá vẫn có xu hướng biến động mạnh. Nguồn: xStation5
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.