Tiền điện tử là loại tài sản ngày càng quan trọng và đã trở nên phổ biến mạnh mẽ trong vài tháng qua. Những lo ngại về lạm phát hoặc các động thái có tầm ảnh hưởng của các ngân hàng trung ương đã góp phần vào việc tìm kiếm các tài sản thay thế để đảm bảo giá trị danh mục đầu tư của một người.
Tiền điện tử và đặc biệt là Bitcoin vẫn còn là một điều mới lạ đối với hầu hết chúng ta và tính biến động cao của nó vẫn có thể là một yếu tố cản trở. Đặc biệt là khi chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong cuối tuần đầu tiên của tháng 12 vừa qua. Những động thái mạnh mẽ như vậy có phải là sự đầu hàng của những người mua? Hay đó chỉ là một điểm dừng tạm thời trước khi thị trường đi lên trở lại?
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiTừ không thể thành có thể
Sự bùng nổ của đại dịch khiến các nhà đầu tư hầu như tìm kiếm thanh khoản ở khắp mọi nơi. Ngay cả Bitcoin, tài sản được cho là một giải pháp thay thế cho tất cả các phương tiện đầu tư khác, cũng bắt đầu chạm đáy vào một thời điểm nào đó. Giá đã giảm xuống mức 4.000 USD vào tháng 3 năm 2020 và có vẻ như đây có thể là dấu chấm hết cho thị trường tiền điện tử trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, tình hình lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Bitcoin đã trở thành hàng rào chống lại "chính sách tiền trực thăng" (helicopter money), ám chỉ khi chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đã in một lượng tiền mặt khổng lồ. Giá đã tăng vọt gần 1500% lên 65.000 USD trong khoảng 12 tháng. Các quy định ở Trung Quốc đã làm rung chuyển thị trường nhưng sự ảnh hưởng cũng không kéo dài quá lâu. Sau khi điều chỉnh hơn 50%, Bitcoin lại trở thành mục tiêu yêu thích của các nhà đầu tư và đạt gần 70.000 USD vào tháng 11 năm nay.
Lý do đằng sau sự gia tăng của Bitcoin không chỉ là vì những lo ngại về lạm phát mà còn là việc công nghệ mới ngày càng được chấp nhận. Hơn 18.000 công ty đã chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử và số lượng người dùng tài sản kỹ thuật số ước tính vào khoảng 300 triệu. Cũng cần lưu ý rằng tiền điện tử đang trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều nhà đầu tư hơn. Sự ra đời của các quỹ ETF hay quỹ tương lai đã dẫn đến thực tế là bây giờ hầu hết mọi người đều có thể đầu tư vào tiền điện tử với mức độ bảo mật cao hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp.
Một sự sụt giảm khác trên thị trường tiền điện tử...
Vì thị trường tài chính toàn cầu ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường tiền điện tử, Bitcoin và các loại tiền thay thế khác đang phản ứng với các điều kiện thay đổi. Đồng USD mạnh, kỳ vọng về việc tăng lãi suất hay đai dịch Corona đều có tác động đến việc hạn chế tiềm năng tăng giá của tiền điện tử. Bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của Bitcoin, không có gì lạ khi chứng kiến một số động thái thực sự lớn. Đây là tình huống đã xảy ra vào cuối tuần đầu tiên của tháng 12 khi Bitcoin giảm tới 15.000 USD trong hai phiên. Vào sáng thứ Bảy, giá trị của Bitcoin đã giảm 20% trong vòng một giờ và khiến tất cả những người nắm giữ tiền điện tử lo sợ. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra sự sụt giảm này?
Không chỉ từ phía tổ chức mà các nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng giao dịch đã quyết định đóng một số lượng lớn các vị thế của họ. Giá trị của các hợp đồng đã giảm vào thứ Sáu từ 23 tỷ USD xuống còn 16,5 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10. Việc thanh lý quá nhiều hợp đồng đã dẫn đến vốn hóa thị trường tiền điện tử có thời điểm giảm hơn 500 tỷ USD. Tất nhiên, người ta có thể hỏi tại sao các nhà đầu tư lại quyết định thực hiện một bước như vậy?
Đầu tiên là nỗi lo sợ về sự lặp lại của cơn hoảng loạn xảy ra khi đại dịch xảy ra, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có suy đoán rằng việc thanh lý hợp đồng đang được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư lớn trong thị trường tiền điện tử, hay còn gọi là "cá voi", những người muốn tích trữ Bitcoin và các loại tiền điện tử khác với giá thấp hơn. Ngoài ra, nhiều khả năng các nhà đầu tư lo ngại về tương lai của các quy định về thị trường tiền điện tử ở Hoa Kỳ trước nỗ lực kiểm soát thị trường của chính quyền Biden.
chỉ là một đợt điều chỉnh?
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm chủ yếu đến từ thị trường phái sinh. Tuy nhiên, giá trị của các hợp đồng đã giảm khoảng một phần ba, đồng nghĩa khả năng xảy ra một cuộc tấn công đầu cơ tương tự đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giá Bitcoin cũng phục hồi khá nhanh. Bitcoin đã tăng gần 10.000 USD kể từ khi chạm đáy và Ethereum đã đạt hơn 4.000 USD.
Theo Alternative.me, chỉ số "sợ hãi và tham lam" đối với Bitcoin là 16 điểm (với thang điểm từ 0 đến 100) sau đợt bán tháo hôm thứ Hai. Thông thường, các chỉ số tình cảm có thể được sử dụng làm các chỉ báo tương phản, đặc biệt là với các giá trị ở mức cao. Chỉ số đã đạt mức thấp nhất kể từ mùa hè, khi làn sóng giảm mạnh trước đó kết thúc. Tất cả những yếu tố này cho thấy rằng đây có thể chỉ là một sự điều chỉnh ngắn hạn, nhưng cũng như thời tiết, không thể đoán trước được điều gì trên thị trường tiền điện tử.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.