Thị trường tiền điện tử đã trải qua xu hướng giảm kể từ tháng 22 năm 2021, nhưng vài tuần qua có thể nói là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn đối với tài sản kỹ thuật số. Tâm lý tiêu cực không chỉ chiếm ưu thế giữa các nhà đầu tư tiền điện tử mà còn trên các chỉ số, vốn đã có 6 tháng yếu kém trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Tia lửa nào đã khiến thị trường số "bùng cháy"?
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiDữ liệu đáng lo ngại hôm thứ Sáu từ nền kinh tế Hoa Kỳ, cùng với tâm lý thị trường vốn đang "u tối", đã gây ra một đợt bán tháo theo cấp số nhân trong các chỉ số, kéo tiền điện tử đi xuống. Lo ngại về một chu kỳ thắt chặt tiền tệ "mạnh tay" hơn từ Cục Dự trữ Liên bang được nâng lên bởi tâm lý tiêu dùng thấp kỷ lục và lạm phát cao bất ngờ trong nền kinh tế Mỹ. Không phải ngẫu nhiên khi sự gia tăng tiền điện tử diễn ra đồng thời với thời kỳ chính sách tiền tệ lỏng lẻo chưa từng có. Bitcoin và các đồng tiền số nhỏ hơn đã được hưởng lợi từ môi trường kinh tế này, nhưng hiện thị trường này đang mất giá mạnh vì sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng trung ương và tâm lý ngại rủi ro của các nhà đầu tư.
Không có gì ngạc nhiên khi sự phát triển của tiền điện tử trùng với thời điểm chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có. Bitcoin và các loại tiền điện tử nhỏ hơn khác được hưởng lợi từ môi trường kinh tế này, nhưng hiện đang mất đi đáng kể do sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng trung ương và tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Lý thuyết về việc Bitcoin là hàng rào bảo vệ trước lạm phát, điều mà những người ủng hộ tài sản kỹ thuật số đã cố gắng thúc đẩy, cho đến nay vẫn chưa được chứng minh và nguồn cung hạn chế của Bitcoin là một lý lẽ không đủ để đánh giá cao. Tiền điện tử là tài sản rủi ro tương tự như cổ phiếu công nghệ, có xu hướng mất giá đầu tiên khi tâm lý nhà đầu tư suy yếu. Tuy nhiên, đồng thời, chúng có thể tạo ra lợi nhuận mạnh mẽ khi tâm lý được cải thiện và thị trường sẵn sàng đối mặt với rủi ro. Tương tự như cổ phiếu, giá trị của tiền điện tử chủ yếu được thúc đẩy bởi tính thanh khoản của thị trường và giá tiền. Kể từ mùa hè năm 2020, thị trường này đã chứng kiến việc lúc trước thì thặng dư, nhưng lúc sau lại thấp một cách vô lý. Tình trạng này hiện đang đảo ngược với tốc độ chóng mặt.
Với lạm phát ngày càng gia tăng và tình hình vĩ mô bất ổn, cơ hội đầu tư dành cho các nhà đầu tư cá nhân đang tan biến. Các tổ chức tài chính đã nhận thức được điều này và có thể ngừng mua các đồng tiền điện tử lớn cho đến khi họ có thể nhận được tín hiệu đảm bảo rằng nền kinh tế toàn cầu đang cải thiện. Những đợt bán tháo hoảng loạn trên thị trường tiền kỹ thuật số trong quá khứ đôi khi lại là cơ hội mua vào. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự kiện nào có thể thúc đẩy dòng vốn lớn quay trở lại thị trường.
Những vết nứt trên bức tường số
Lạm phát và giá tiền không phải là tất cả. Những ngày gần đây cũng có rất nhiều sự kiện liên quan đến thị trường tiền điện tử. Ngành công nghiệp đang đối mặt với sự suy giảm niềm tin đối với tài sản kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính phi tập trung được thúc đẩy vào năm 2021, độc lập với hệ thống ngân hàng. .
Sự kiện đồng Luna đã gieo mầm mống cho sự nghi ngờ giữa các nhà đầu tư và những điều này gần đây đã được thúc đẩy bởi các vấn đề với mạng lưới Ethereum, thông báo ngừng rút tiền từ sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Binance và việc ngừng rút và chuyển tiền tại nền tảng tài chính phi tập trung Celsius. Tại thời điểm này, có vẻ như dự án Defi, nền tảng cung cấp các hình thức tiên tiến và là hệ thống cho vay tiền điện tử cùng các hình thức tín dụng khác, đã mất khả năng thanh toán, đồng nghĩa với khoản lỗ lên đến hàng tỷ USD. Thị trường tiền điện tử lo ngại với sự can thiệp và sự kiểm tra rộng rãi hơn của các cơ quan quản lý, nền tảng Defi có thể đối mặt với khả năng bị phơi bày gian lận và các mô hình kim tự tháp tài chính.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về đồng tiền điện tử lớn thứ hai, Ethereum, khi việc chuyển đổi sang phiên bản 2.0 rất được mong đợi đã một lần nữa bị các nhà phát triển hoãn lại. Tất cả những điều này kết hợp với dữ liệu thảm khốc từ nền kinh tế và đợt bán tháo của các chỉ số thị trường chứng khoán chính đã tạo ra hiệu ứng bùng nổ trong thị trường tiền điện tử gây ra các đợt bán tháo lớn.
Khi nào thì sắc xanh sẽ trở lại thị trường Bitcoin?
Bitcoin là một tài sản có tính biến động cao, nhưng trong 12 năm qua, nó đã mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn nhiều so với chỉ số S&P500 hay cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn. Thị trường tiền điện tử được đặc trưng bởi "phản ứng sóng thần" và biến động giá vài chục phần trăm không phải là điều bất thường đối với những người tham gia thị trường này.
Việc dự đoán đáy hiện nay dường như thử thách cực kỳ khó khăn giữa tình hình thị trường và kinh tế vĩ mô không thể so sánh với những năm trước. Bitcoin đã trượt xuống dưới mức trung bình động 200 tuần gần 22,000 USD, điều này dẫn đến việc giá tiếp tục giảm hàng chục phần trăm trong các chu kỳ trước đó. Giá của Bitcoin đã giảm tới 85% trong thời kỳ suy thoái và điều này có nghĩa là giá có thể sẽ giảm xuống mức 10,000 USD. Chất xúc tác cho một động thái như vậy có thể là sự sụp đổ tiềm tàng của stablecoin Tether, có vốn hóa lớn hơn mạng lưới Celsius gấp bảy lần và hai cái tên này đều có các nguyên tắc cơ bản đáng nghi ngờ như nhau.
Đồng thời, tình huống này không nhất thiết phải lặp lại khi so với trước đây, sự tham gia của các tổ chức vào thị trường tiền điện tử và nhận thức chung của những người tham gia thị trường này là rất thấp so với hiện tại. Dẫu vậy, nếu các ngân hàng trung ương vẫn duy trì lập trường hawkish, hay thậm chí là mạnh tay hơn đối với chính sách tiền tệ, cộng với việc toàn thị trường đang "đi trong sương mù", các yếu tố này có thể gây ra những đợt xáo trộn khác trên thị trường tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin đã phá vỡ mức hỗ trợ nhiều năm được thiết lập bởi đường trung bình động 200 tuần (SMA 200). Biểu đồ trên thang logarit. Nguồn: xStation 5
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.