-
Chỉ số Trung Quốc CNHComp đã giảm hơn 25% so với đầu năm
-
Chỉ số giao dịch gần 30% dưới mức thấp nhất của thời kỳ đại dịch năm 2020
-
Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa sau khi số lượng ca nhiễm Covid tăng mạnh
-
Lĩnh vực công nghệ chịu áp lực vì các quy định quản lý
-
Yếu tố rủi ro từ mối liên minh chính trị giữa Trung Quốc và Nga
-
Đại dịch vi rút Corona, mối nguy bị đánh giá thấp?
Cho đến hiện tại, cả thế giới vẫn đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Sự trở lại của một cuộc xung đột quân sự lớn ở Châu Âu đã phá vỡ thời kỳ hòa bình kéo dài hàng thập kỷ ở Lục địa già và gây ra những cơn sóng chấn động trên thị trường tài chính. Các chỉ số của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng chiến tranh ở Ukraine không phải là nguyên nhân chính dẫn đến đợt sụt giảm của thị trường này. Một đợt bán tháo mạnh khác đã diễn ra vào hôm qua khi các chỉ số chính của Trung Quốc giao dịch trong sắc đỏ với các mức giảm 4-6%.
Đại dịch COVID vẫn đè nặng nền kinh tế Trung Quốc
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiChỉ số Trung Quốc CHNComp giao dịch thấp hơn 25% so với đầu năm và thấp hơn 50% so với mức cao nhất vào đầu năm 2021. Nguyên nhân chính gây ra đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán của quốc gia này không đến từ cuộc chiến ở Ukraine, mà gây ra bởi sự bùng phát của đại dịch COVID.
Số lượng ca nhiễm được báo cáo trong hôm qua đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020. Dù các ca nhiễm mới vẫn được tiếp tục cập nhật ở các nơi khác trên giới, vì sao phản ứng của thị trường đối với Trung Quốc lại nghiêm trọng hơn? Trung Quốc đã gắn bó với chính sách "Không Covid" kể từ khi đại dịch bắt đầu, đồng nghĩa quốc gia này sẽ áp đặt các lệnh hạn chế chặt chẽ để ngăn sự bùng phát của vi rút tại một khu vực. Theo đó, các hoạt động kinh tế cũng như việc di chuyển trong nước cũng đã bị ảnh hưởng.
Chiến dịch này có tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào tốc độ giải quyết các đợt bùng phát mới. Thành phố Thâm Quyến và Lang Phường hiện đang bị phong tỏa và tỉnh Cát Lâm có thể sẽ đối mặt với tình trạng tương tự nếu số lượng ca nhiễm mới tiếp tục tăng. Ảnh hưởng của lệnh phong tỏa không chỉ dừng lại ở nền kinh tế trong nước mà còn tác động đến kinh tế toàn cầu vì vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng. Trên thực tế, Foxconn, Toyota và Volkswagen đã thông báo rằng họ sẽ phải tạm ngừng sản xuất tại các khu vực đang bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa.
Cuộc đàn áp công nghệ
Đại dịch COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất gây áp lực lên chứng khoán Trung Quốc trong thời gian gần đây. Đợt bán tháo mạnh nhất đã xuất hiện trên cổ phiếu công nghệ. Đây là kết quả của các vấn đề bảo mật dữ liệu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mỹ đã hạn chế sự tham gia của các công ty công nghệ Trung Quốc vào nền kinh tế của mình và Trung Quốc đã phê duyệt các quy định được cho là khiến các công ty phải tập trung phục vụ nhà nước thay vì các khách hàng. Ngoài ra, nhiều quy định nhằm kiểm soát các công ty internet dự kiến sẽ sớm được thông qua. Sự bất đồng về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tạo ra rủi ro rằng cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có gì xảy ra dù tin đồn đã có từ hơn một năm trước.
Bất ổn chính trị
Trong khi các quy định quản lý nhằm vào các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc và tình hình đại dịch ngày càng tồi tệ là những nguyên nhân chính khiến cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm, chiến tranh ở Ukraine cũng góp một phần vào đà giảm này. Cụ thể hơn là lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến. Dù ủng hộ giải pháp ngoại giao, Trung Quốc cũng không lên án hành động xâm lược của Nga. Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng việc cung cấp thiết bị quân sự cho Nga có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế nước này. Khác với Nga, các nhà chức trách Trung Quốc rất quan tâm đến tình trạng nền kinh tế nên những lời cảnh báo này có thể khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo - cơ hội hay cạm bẫy?
Việc đánh giá xem đợt bán tháo hiện tại ở Trung Quốc là cơ hội mua hay cạm bẫy không phải là câu hỏi dễ trả lời. Không thể loại trừ kịch bản Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Nga. Tuy nhiên, động thái này sẽ khiến Trung Quốc đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và xác suất Trung Quốc đặt nền kinh tế của mình vào tình thế rủi ro để hỗ trợ Nga, quốc gia đang sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây, hầu như không tồn tại.
Mặc dù đứng về phía Nga có thể giúp Trung Quốc soán ngôi Hoa Kỳ với tư cách là nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu trong dài hạn, nhưng tác động ngắn hạn của động thái này sẽ có sức tàn phá lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Chưa kể đến chiến tranh ở Ukraine và lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc sau đó của Nga có thể hạn chế nguồn cung cấp lương thực cho Trung Quốc và khiến việc tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Rủi ro lớn nhất đối với Trung Quốc và phần lớn vẫn được đánh giá thấp chính như là số lượng ca nhiễm COVID cùng với các lệnh phong tỏa mới. Các chỉ số Trung Quốc có thể sẽ vẫn phải chịu áp lực nếu vẫn đề này chưa có dấu hiệu cải thiện.
Tỷ lệ P/E dự phóng của Hang Seng China Composite (CHNComp) cho thấy rằng giá trị của chỉ số này vẫn chưa giảm xuống mức đáy. Chỉ số đã giảm xuống dưới 7, giống như thời kỳ khủng hoảng gây ra bởi đại dịch COVID trước đó. Tuy nhiên, mức thấp nhất mà tỷ lệ từng chạm đến là ngưỡng 6 trong năm 2016, cho thấy vẫn có khoảng trống để đợt bán tháo tiếp tục di chuyển. Đặc biệt trong bối cảnh mùa thu nhập quý 1 của Trung Quốc cho thấy sự yếu kếm và rủi ro đang ngày càng nhiều. Trước đây, việc tỷ lệ P/E giảm xuống dưới ngưỡng 6 có thể được xem là một cơ hội.
Tỷ lệ P/E dự báo của chỉ số CHNComp giảm xuống dưới 7 nhưng trong lịch sử, mức dưới 6 được coi là một cơ hội. Nguồn: Bloomberg, XTB Research
Phân tích kỹ thuật
Như đã đề cập trước đó, CHNComp đang giao dịch thấp hơn 25% so với đầu năm. Chỉ số không chỉ giảm xuống dưới mức thấp nhất năm 2020 từ trong giai đoạn khủng hoảng COVID19 mà còn dưới mức đáy đầu năm 2016. Những lo ngại về tình trạng nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện ngay cả trước khi các ca nhiễm tăng đột biến trong thời gian gần đây vì giá hàng hóa tăng cao có nguy cơ khiến sự phát triển của quốc gia này chậm lại. Hôm qua, chỉ số lao dốc với mục tiêu tiếp cận hai khu vực hỗ trợ dài hạn trong khu vực 5,700 điểm - mức Fibonacci 127,2% của đà tăng trong năm 2016-2017.
Hang Seng China Composite (CNHComp) đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ tháng 10 năm 2008 vào hôm qua. Nguồn: xStation5
Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng KraneShares CSI China Internet ETF (KWEB.US) để tiếp cận với lĩnh vực internet của Trung Quốc. Quỹ ETF này đã giảm 80% so với mức đỉnh vào giữa tháng 2 năm 2021. Nguồn: xStation5
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.