Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tiềm tàng lớn nhất trong lịch sử. Dù có nhiều yếu tố khác góp phần vào tình trạng hiện tại, nguyên nhân chính đến từ điều hiển nhiên mà ai cũng biết. Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho nhiều quốc gia EU nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt được áp đặt trong cuộc xâm lược Ukraine, và giảm dần việc cung cấp khí đốt cho các nước khác. Trong nhiều năm qua, khí đốt là nguồn năng lượng chính ở châu Âu nhờ sự dồi dào và chi phí thấp. Bên cạnh đó, không thể loại trừ nguyên nhân từ việc vận động hành lang của Nga khiến Châu Âu phụ thuộc vào việc vận chuyển khí đốt. Với tất cả những yếu tố trên, không có gì là ngạc nhiên khi nhiều người lo ngại rằng Châu Âu có thể sẽ "đóng băng" trong mùa đông.
Nhu cầu khí đốt của Châu Âu
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoạiTrước khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, Nga chiếm khoảng 30-40% trong nhập khẩu khí đốt của Liên minh Châu Âu. Sự phục thuộc của EU vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô này đã tăng lên xấp xỉ 80%. Con số lớn này xuất phát từ việc trong nhiều năm, EU đã giảm sản lượng sản xuất của chính mình và nhập khẩu nhiều hơn từ Nga từ giá thấp hơn. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia trung chuyển và cả Mỹ, Đức vẫn quyết định xây dựng chi nhánh thứ hai của dự án Nord Stream II, hoàn toàn bỏ qua việc đa dạng hóa nguồn cung. Bên cạnh việc giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức trong những năm qua nhờ giá thành rất rẻ, khí đốt còn là một mặt hàng phát thải tương đối thấp so với than đá. Không có gì ngạc nhiên khi khí đốt đã trở thành nguồn năng lượng "chuyển tiếp" yêu thích trong Thỏa thuận Xanh của EU.
Năm ngoái, theo dữ liệu từ Eurogaz cung cấp, Châu Âu tiêu thụ khoảng 4700 TWh (TeraWatt giờ), ngay dưới mức 500 tỷ mét khối một chút. Gần 20% trong số này được sử dụng bởi Đức, tuy nhiên Ý và cho đến gần đây là Vương quốc Anh cũng là những quốc gia có mức tiêu thụ lớn. Chiếm 22% tổng nguồn năng lượng ở Châu Âu, khí đốt là mặt hàng ở mức có thể thay thế được. Tuy nhiên, khí đốt chủ yếu được sử dụng để sưởi ấm, chế biến nước và thực phẩm trên khắp Châu Âu, chưa kể đối với nhiều lĩnh vực công nghiệp, khí đốt hiện là nguồn năng lượng duy nhất.
Tình hình hiện tại
Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt của Nga vào Liên minh Châu Âu đã giảm đáng kể từ khoảng 40%, dựa trên dữ liệu từ năm 2021, xuống còn khoảng 20% trong nửa đầu năm nay. Không có gì bất ngờ khi xuất khẩu sang Ba Lan, Hà Lan, Hy Lạp, Đan Mạch hay thậm chí Phần Lan đã bị ngừng lại. Ngoài ra, việc chuyển khí đốt đến Đức đã giảm mạnh 60% cùng nhiều nhà thầu quan trọng khác như Ý, Pháp, Áo và Cộng hòa Séc cũng đang thu hẹp mức nhập khẩu từ Nga. Việc cắt nguồn cung khí đốt là kết quả của việc không tuân thủ phương thức thanh toán do Gazprom áp đặt, trong khi việc cắt giảm nguồn cung là kết quả của một ván cờ chính trị.
Châu Âu đang cố gắng thay thế nguồn cung từ Nga. Một lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được khai thác và nhập khẩu từ các nguồn khác, đặc biệt là Na Uy, đã tăng lên. Châu Âu vẫn có khả năng nhập khẩu tự do đối với khí LNG hoặc khả năng nhập khẩu thêm khí đốt từ Bắc Phi hoặc Azerbaijan. Các kho dự trữ đang cho thấy mức tồn kho tốt hơn năm ngoái và hai phần ba các kho dự trữ của Châu Âu đã được lấp đầy. Một số quốc gia như Ba Lan hay Bồ Đào Nha có thể là ví dụ điển hình với kho chứa của các nước này gần như đã đầy 100%. Cũng phải lưu ý rằng quy mô của các kho chứa này tương đối nhỏ khi so với Đức. Ở Ba Lan, các kho chứa này nhỏ hơn khoảng 6 lần so với Đức. Về mặt lý thuyết, tình hình vẫn không ở mức xấu, nhưng tiếc rằng triển vọng trước mắt lại không mấy khả quan.
Tồn kho khí đốt ở Châu Âu cho thấy dữ liệu tốt hơn năm ngoái. Các kho chứa đã đầy 2/3, bằng với mức trung bình 5 năm. Nguồn: Bloomberg
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga đóng vòi khí
Nga đã giảm đáng kể lượng khí đốt vận chuyển sang các nước Tây Âu. Số lượng khí giao đến Đức thậm chí còn thấp hơn 60% so với những năm trước và hiện đã giảm xuống con số 0 tròn trĩnh vì quá trình bảo trì đường ống hàng năm. Với bối cảnh hiện tại, hiện có nhiều lo ngại rằng việc chuyển giao khí đốt từ Nga sẽ không được nối lại. Việc giảm tốc độ chuyển khí trước đó có thể được suy từ các vấn đề kỹ thuật. Gazprom gây áp lực với Siemens để sửa chữa các tuabin cần thiết để tiếp tục vận chuyển khí. Về mặt lý thuyết, Canada, nơi một trong những tuabin được bảo trì, đã đồng ý gửi các thiết bị cần thiết, nhưng do lệnh trừng phạt, vẫn chưa biết liệu các thiết bị này có thể đến đích hay không. Thị trường sẽ không ngạc nhiên nếu khí đốt sẽ không còn chảy đến Đức qua Nord Stream I vào tháng 8.
Việc chuyển giao khí đốt sang Đức hiện đã giảm xuống 0. Lượng khí chuyển giao trước đó đã giảm khoảng 60% do các vấn đề kỹ thuật. Nguồn: Bloomberg
Người dân Châu Âu có nên chuẩn bị quần áo ấm?
Thật không may khi câu hỏi này không phải là một trò đùa. Các nhà lãnh đạo ở nhiều nước Châu Âu đã nói về kế hoạch chống lại khủng hoảng mùa đông. Dù một số giải pháp nghe có vẻ vô lý nếu xét theo quan điểm từ cuộc sống hàng ngày, không ai có thể cười đùa về chúng. Các chính trị gia ở Ba Lan và Đức đã khuyến khích người dân tích trữ củi. Ngay cả Deutsche Bank cũng chỉ ra rằng người Đức sẽ phải sử dụng lò sưởi để sưởi ấm. Các nhà chức trách Ba Lan khuyến cáo rằng các ngôi nhà nên được cách nhiệt trước mùa đông trong khi phía Liên minh Châu Âu khuyến nghị dự trữ đồ giữ ấm và tiết kiệm nguồn nhiệt hiện có. Để đáp lại, đại sứ Hy Lạp ở Đức đã mời tất cả những công dân nghỉ hưu từ miên Bắc đến các hòn đảo Địa Trung Hải ấm áp trong mùa thu và mùa đông. Dù không thể sử dụng khí đốt tại nhà trong mùa đông là việc khó có thể xảy ra khi đây là mục đích tích trữ tồn kho, người dân Châu Âu sẽ phải thanh toán các hóa đơn với chi phí cao hơn và thậm chí là trải qua một đợt suy thoái vì phải ngừng hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Thực tế liệu có khắc nghiệt đến thế?
Nhìn vào số liệu thống kê, tình hình vẫn không đến nỗi quá tệ. Để thay thế nguồn cung cấp khí đốt của Nga, Châu Âu sẽ phải tìm nguồn cung cấp năng lượng bổ sung khoảng 1600-1700 TWh, gần bằng lượng LNG có khả năng nhập khẩu vào châu Âu. Ngoài ra, Châu Âu cũng có một nguồn cung cấp bổ sung lên đến 200 TWh thông qua đường ống dẫn khí đốt từ Bắc Phi và nguồn cung cấp có thể từ Na Uy. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng khí LNG không cho phép khí đốt tự do lưu thông ở châu Âu. Tây Ban Nha và Vương quốc Anh hiện có một nửa công suất tái định hình. Tây Ban Nha chỉ liên lạc thường xuyên với Pháp qua đường ống dẫn khí đốt.
Châu Âu cũng cần tìm những nhà cung cấp sẽ mang loại khí đốt này đến châu lục này. Hoa Kỳ đang gửi khá nhiều đến châu Âu ngay bây giờ, nhưng vẫn không đủ để thay thế Nga. Cũng cần có các hợp đồng mới trên thị trường LNG, điều này sẽ hướng một phần khí chảy từ châu Á sang châu Âu. Các vấn đề này cần có thời gian, trong khi châu Âu có thể bị tước mất nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất trong một sớm một chiều.
Ngoài ra, điều đáng chú ý là chiếc phao cứu sinh lớn nhất châu Âu cũng "chìm xuồng". Nguồn cung cấp khí đốt từ Na Uy đã giảm mạnh sau khi công nhân trong lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ của Na Uy đình công do lương thấp. Tình hình dường như đang được kiểm soát vào thời điểm hiện tại, nhưng không thể loại trừ những vấn đề tương tự trong tương lai.
Châu Âu sẽ đối mặt với những vấn đề hiện tại ra sao?
Tất nhiên là EU có thể lựa chọn khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than, nhưng các nhà máy này cũng có mức công suất hạn chế. Trong kịch bản các nhà máy được đưa vào hoạt động trở lại, các quốc gia cũng phải chú ý đến sự gia tăng đáng kể đối với nhu cầu về giấy phép phát thải CO2, trừ khi các quy định về vấn đề này được giảm bớt.
Dẫu vậy, nhiều khả năng nhu cầu sẽ giảm và không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn cả hệ thống sưởi. Đức đã khuyến cáo rằng nhiệt độ ở những chỗ công cộng vào mùa đông nên được đặt ở 20 độ, dù một số hướng dẫn cho thấy các hoạt động hàng ngày có thể duy trì ở nhiệt độ khoảng 15-16 độ.
Bloomberg đã chỉ ra rằng Châu Âu sẽ có thể thay thế khoảng một nửa nguồn cung của Nga, do đó, đáp ứng nhu cầu sẽ phải thực sự mạnh mẽ. Tất cả điều này đều cho thấy rằng mùa đông năm nay không chỉ sẽ lạnh hơn mà ví của người dân cũng sẽ nhẹ hơn. Không nên ngạc nhiên nếu giá khí đốt trên thị trường chứng khoán Amsterdam tăng vọt lên khoảng 200-250 EUR/MWh, hay thậm chí là 300 EUR/MWh. Tất nhiên, nội dung trong bài viết này được trình bày theo hướng của thị trường giảm giá, dù có thể xem là một kịch bản rất thực tế. Thị trường vẫn có thể hy vọng rằng mùa đông sắp tới sẽ nhẹ nhàng và Nga sẽ quyết định tiếp tục chuyển khí đốt đến Đức.
Giá khí đốt ở Châu Âu đang dao động gần mức cao nhất mọi thời đại, nhưng việc ngừng cung cấp hàng hóa của Nga có thể đẩy chúng lên cao hơn nữa. Về mặt lý thuyết, điều này có thể đẩy giá khí đốt ở Hoa Kỳ, quốc gia đang nỗ lực tăng nguồn cung sang châu Âu, lên cao hơn. Giá được tính theo USD trên một triệu đơn vị sưởi ấm của Anh. Giá trên sàn giao dịch chứng khoán ở Hà Lan hiện vào khoảng 160 EUR/megawatt giờ. Nguồn: Bloomberg
Giá khí đốt cũng rất quan trọng đối với đồng Euro và đồng Zloty của Ba Lan. Bình ổn giá sẽ có lợi cho các đồng tiền châu Âu nhờ vào việc giảm nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, nếu giá tăng trên 200 EUR/MWh (trên 70 USD/MMBTU) thì chúng ta có thể đối mặt với tình trạng suy yếu của nhiều đồng tiền châu Âu.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.