Chỉ số VIX, thường được gọi là "chỉ số sợ hãi" (fear index), giúp các nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận từ sự biến động dự kiến của chỉ số S&P 500
Thị trường chứng khoán được biết đến với sự biến động về giá và được nhiều người coi là một hình thức đầu tư có rủi ro cao. Đối với một số nhà đầu tư, bản thân sự biến động có thể được xem là một cơ hội để tăng thu nhập, trong khi đối với một số khác, đây là thể là một sự tổn thất.
Chỉ số VIX, thường được gọi là "chỉ số sợ hãi" (fear index), giúp các nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận từ sự biến động dự kiến của chỉ số S&P 500. Thuật ngữ "chỉ số sợ hãi" bắt nguồn từ tâm lý nhà đầu tư vì nỗi sợ hãi trên thị trường luôn gây ra những phán ứng giá nhanh chóng trong thời kỳ hoảng loạn. Mức độ hoảng loạn càng lớn, chỉ số VIX càng tăng mạnh vì các nhà đầu tư dự đoán giá các tài sản rủi ro sẽ giảm đáng kể. Khi giao dịch chỉ số VIX, bạn có thể tạo ra lợi nhuận khi xu hướng đảo chiều và tâm lý tích cực quay trở lại thị trường.
Đây cũng là một trong những lý do các nhà giao dịch với mong muốn xác định mức đáy và đỉnh của sự hưng phấn & hoảng sợ cũng như những người sử dụng chiến lược dựa trên dự báo về các sự kiện có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế rất quen thuộc với chỉ số VIX. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được chỉ số VIX là gì, các chiến lược cơ bản khi giao dịch chỉ số này cũng như cách bắt đầu giao dịch VIX trên nền tảng xStation.
Chỉ số VIX là gì?
VIX, viết tắt từ Volatility Index (Chỉ số Biến động), được tạo ra bởi Sàn giao dịch Quyền chọn Chicago (CBOE). Chỉ số phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự biến động. Chỉ số được xây dựng theo cách thể hiện rõ biến động của chỉ số S&P 500. VIX được biết đến như một chỉ số đại diện cho toàn bộ thị trường mặc dù chỉ số này chỉ dựa trên S&P 500 (bạn có thể tìm thấy trên nền tảng xStation với mã US500).
VIX là tỷ lệ phần trăm được tính từ giá của các quyền chọn trên chỉ số S&P 500. Nếu giá trị của chỉ số biến động tăng, rất có thể chỉ số S&P 500 đang giảm. Ngược lại, nếu VIX giảm, S&P 500 có thể đang củng cố hoặc tăng và tâm trạng của nhà đầu tư ở mức tốt.
VIX thường được gọi là "chỉ số sợ hãi" vì nó theo dõi sự lo lắng của nhà đầu tư trên thị trường.
Chỉ số sợ hãi hoạt động như thế nào
Có một mối tương quan tiêu cực rõ ràng giữa giá trị của VIX và lợi nhuận thị trường chứng khoán. Trong mô hình này, nếu VIX đang tăng, có khả năng S&P 500 đang giảm do lo ngại của nhà đầu tư gia tăng và đầu tư vào cổ phiếu tạm thời sẽ gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận vì các dòng vốn lớn sau đó sẽ khỏi khỏi các tài sản rủi ro.
Ngược lại, khi chỉ số biến động giảm, S&P 500 có khả năng tăng hoặc rơi vào vùng tích lũy, do đó, nhà đầu tư sẽ ít căng thẳng và thị trường chứng khoán mang lại lợi nhuận thỏa đáng. Tuy nhiên, sự biến động giao dịch không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự suy giảm của thị trường, vì thị trường chứng khoán có thể giảm nhưng mức độ biến động vẫn tương đối thấp. Chỉ những sự kiện quan trọng về mặt kinh tế hoặc địa chính trị mới có thể làm tăng đáng kể sự biến động của thị trường. Thông thường, các sự kiện được các nhà đầu tư nhìn nhận tiêu cực sẽ tạo ra sự biến động giá lớn nhất.
Do đó, độ biến động là thước đo sự chuyển động của giá tài sản, không phải là thước đo của bản thân giá tài sản. Trên thực tế, điều này có nghĩa là khi bạn giao dịch sự biến động trên thị trường bằng cách mở các vị thế trên VIX, bạn không chỉ nên tập trung vào hướng thay đổi mà còn xem thị trường đã di chuyển bao nhiêu và triển vọng cho những chuyển động lớn hơn nữa là gì. Đây là lý do tại sao VIX được định giá theo điểm phần trăm.
Giá trị chỉ số dưới 20 điểm phần trăm được coi là một dấu hiệu của sự ổn định và khi mức tăng trên 30 điểm, thị trường cho thấy sự biến động giá cao. Đối với các nhà đầu tư cố gắng dự đoán các đỉnh và đáy của S&P 500 khi VIX đạt đến mức cực cao, đây được coi là dấu hiệu của sự đảo ngược xu hướng và tăng trưởng trở lại của S&P 500. Ngược lại, khi chỉ số này đạt mức cực thấp, đây có thể được coi là sự quay trở lại giảm đối với S&P 500. Điều này tạo ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trái ngược, những người cố gắng vượt qua thị trường để đạt được vị thế tốt hơn của họ.
Các vị thế trên chỉ số VIX
Khi bạn muốn bắt đầu giao dịch chỉ số VIX, có hai vị trí bạn có thể thực hiện: vị thế bán (short/sell) hoặc vị thế mua (long/buy). Điều quan trọng cần nhớ là khi giao dịch biến động, bạn không nhất thiết phải quan tâm đến việc giá của chỉ số S&P 500 tăng hay giảm tiếp tục xu hướng, vì cả hai tình huống đều có cơ hội. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đó là những tin tức tiêu cực có xu hướng làm tăng mạnh sự biến động trên thị trường.
Vị thế bạn quyết định mở sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng của bạn về mức độ biến động chứ không phải hướng lên hoặc xuống của giá chỉ số hoặc thị trường chứng khoán.
Vị thế MUA
Một vị thế Long (mua) đặc biệt phổ biến khi sự sợ hãi và tâm trạng bất ổn xuất hiện trên thị trường hoặc khi có những hoàn cảnh bên ngoài có thể khiến tâm lý tiêu cực đối với tài sản quay trở lại. Trong tình huống như vậy, nếu bạn giả định rằng S&P 500 sẽ giảm giá nhanh chóng sau một thông báo kinh tế hoặc chính trị, bạn có thể mở một vị thế BUY đối với sự biến động. Bằng cách này, bạn có thể áp dụng các chiến lược giao dịch cho các sự kiện cụ thể xảy ra trên thế giới có khả năng làm tăng hoặc giảm đáng kể sự biến động giá tài sản.
Nếu sự biến động cao xảy ra, dự báo của bạn sẽ đúng và bạn có thể thu được lợi nhuận. Ngược lại, nếu bạn đã mua một vị thế BUY và không có biến động nào trên thị trường, vị thế của bạn sẽ bị thua lỗ.
Vị thế BÁN
Khi mở vị thế Short (bán) trên chỉ số VIX, bạn đang dự đoán rằng giá của S&P 500 sẽ tăng. Vị thế bán khống về sự biến động đặc biệt phổ biến khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng vừa phải và có thể dự đoán trước được, cũng như khi lãi suất duy trì ở mức tương đối thấp, làm giảm sự biến động trên thị trường tài chính. Tình trạng này thường diễn ra lâu hơn so với thời kỳ có nhiều biến động.
Sự kết hợp giữa mức độ biến động thấp và tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự gia tăng ổn định và nhất quán trong giá cổ phiếu của các doanh nghiệp tạo nên chỉ số S&P 500. Do đó, nhà đầu tư có thể đặt vị thế ngắn trên sự biến động, kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trong khi mức độ biến động ở mức thấp. Các nhà đầu tư ngược lại cũng có thể tìm kiếm lợi thế của mình bằng cách dự báo sự trở lại của tâm lý tích cực đối với thị trường khi nỗi sợ hãi tột độ chiếm ưu thế. Chỉ số VIX khi đó đang ở mức rất cao và nếu tình hình kinh tế và chính trị được cải thiện, điều này thường gây ra tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán, thì một vị thế bán có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.
Sau đó, khi chỉ số S&P 500 tăng, VIX sẽ có khả năng giảm và bạn có thể nhận được lợi nhuận. Nhà đầu tư cũng cần nhớ rằng vị thế bán khống trên VIX cũng mang tính rủi ro vì các sự kiện bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm dấy lên tâm lý tiêu cực giữa các nhà đầu tư.
Mối tương quan giữa chỉ số VIX và S&P 500 trong lịch sử. Nguồn: Bloomberg và CBOE
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Khi nào nên bắt đầu giao dịch chỉ số sợ hãi?
Thời điểm tốt nhất để quan tâm đến giao dịch hợp đồng tương lai VIX là trong thời kỳ biến động và lo lắng ngày càng tăng, giúp giá của chỉ số tăng cao.
Khi các nhà giao dịch dự đoán sự biến động gia tăng, chỉ số VIX có thể sẽ tăng. Sự biến động được dự báo có tương quan với nỗi sợ hãi trên thị trường. Do đó, nếu các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự sụt giảm và một đợt hoảng loạn có thể diễn ra trên thị trường trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn phát triển, chỉ số VIX thường có xu hướng tăng ngoạn mục.
Đây là thời điểm mà nhiều nhà giao dịch chờ đợi cơ hội để giao dịch sản phẩm này một cách tích cực. Khi thị trường bình lặng và có những chuyển động đi lên, giá VIX rất ít thay đổi và sự biến động của chỉ số này cũng bị hạn chế.
Biểu đồ lịch sử giá của chỉ số VIX cho thấy trong mỗi tình huống khủng hoảng, khi thị trường lo sợ, VIX có xu hướng tăng lên và chu kỳ tăng giá sẽ kết thúc khi tâm lý tích cực quay trở lại thị trường.
Sự sụt giảm giá trên các sàn giao dịch chứng khoán có xu hướng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, do đó, sự tăng giá của VIX cũng có đặc điểm này. Tuy nhiên, các đợt tăng giá trên sàn giao dịch chứng khoán thường có diễn biến chậm rãi hơn và thị trường sẽ không mong đợi sự biến động đáng kể của giá tài sản trong quá trình đi lên. Do đó, sự gia tăng đáng kể của chỉ số VIX có thể bị chấm dứt bởi các giai đoạn tích lũy mà trong đó, giá sản phẩm sẽ di chuyển theo hướng đi ngang với độ lệnh nhỏ. Động thái đi ngang của chỉ số VIX sẽ phản ánh tâm lý tích cực và bình tĩnh của nhà đầu tư.
Theo đó, các nhà giao dịch quan tâm đến chỉ số VIX nên theo dõi các tin tức chính trị và kinh tế vĩ mô trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia và nền kinh tế lớn. Bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng có thể làm gia tăng nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư, dẫn đến việc thị trường kỳ vọng sẽ có sự biến động cao hơn. Đây thường sẽ là thời điểm tốt để bắt đầu giao dịch chỉ số VIX.
Làm thế nào để giao dịch VIX ?
Chỉ số VIX hiện đang có sẵn trong nền tảng giao dịch xStation và bạn có thể bắt đầu giao dịch chỉ số biến động bằng cách tham gia giao dịch CFD (hợp đồng chênh lệch) trên công cụ VOLX và tận dụng đòn bẩy tiềm năng.
Bằng cách giao dịch VIX, bạn có thể tận dụng sự biến động của thị trường và các vị thế mở khi giá biến động rất nhanh. Đòn bẩy rất rủi ro, nhưng nó cũng có thể nhân lên lợi nhuận của một nhà giao dịch trong ngày. Giao dịch VIX dành riêng cho các nhà giao dịch tích cực, những người thích quan sát những biến động trong rủi ro và diễn biến giá.
Với mức đòn bẩy 1:66.7, bạn chỉ cần ký quỹ 1.50% để mở một vị thế. Với mức vốn 200 USD, bạn có thể mở một vị thế tương đương 13,340 USD. Các sản phẩm phái sinh sẽ đi kèm với đòn bẩy tài chính có mức độ rủi ro đáng kể, do đó, lợi nhuận tiềm năng có thể cao nhưng thua lỗ cũng có thể sẽ cao hơn. Chỉ số VIX CFD hỗ trợ các nhà giao dịch có cơ hội mở các vị thế mua lẫn vị thế bán. Các vị thế bán khống sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận khi giá giảm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm phái sinh và đòn bẩy tài chính tại đây.
Khoản phí duy nhất bạn phải trả cho giao dịch đó là phí spread (chênh lệch giữa giá mua ASK và giá bán BID) và phí swap (phí qua đêm). Srpead thường rất thấp và được tính tùy thuộc vào khối lượng vị thế của bạn. Phí swap là chi phí mà nhà môi giới phải chịu để tài trợ cho các vị thế đòn bẩy; phí qua đêm sẽ được tính hàng ngày trên vị thế mở của chỉ số VIX.
Khi giao dịch các hợp đồng VIX, bạn có thể tận dụng sự biến động của thị trường và các vị thế mở khi giá biến động rất nhanh. Đòn bẩy là một công cụ rủi ro cao và có thể xảy ra thua lỗ, nhưng có thể nhân lên lợi nhuận của một nhà giao dịch trong ngày.
Giao dịch chỉ số VIX mang tính đầu cơ và đối với các nhà giao dịch hoạt động tích cực, chỉ những biến động giá mới quan trọng trên sản phẩm này. Hợp đồng này là một thỏa thuận tài chính thanh toán sự khác biệt về giá thanh toán giữa mức mở và mức đóng giao dịch mà không cần sở hữu sản phẩm trên thực tế.
Giao dịch trực tuyến cho phép bạn giao dịch chỉ số mọi lúc mọi nơi với mức phí hoa hồng bằng không và phí spread thấp. Cũng nhờ tính thanh khoản của thị trường VIX, nên bạn có thể đóng vị thế của mình bất kỳ lúc nào khi thị trường đang mở trong điều kiện bình thường. Đây là lý do tại sao giao dịch hợp đồng VIX trực tuyến có rất nhiều lợi thế và hiện đang ngày càng phổ biến.
Theo dõi giá chỉ số VIX
VIX được biết đến như một sản phẩm đầy biến động và giá có thể trải qua những động thái lớn bất cứ lúc nào. Đó là lý do tại sao việc theo dõi báo giá VIX là rất quan trọng đối với các nhà giao dịch. Tại xStation, chúng tôi cung cấp báo giá theo thời gian thực tế cho các hợp đồng tương lai trên VIX thông qua sản phẩm VOLX, bạn có thể xem chi tiết tại đây
Khung giờ giao dịch VIX
Bạn có thể giao dịch chỉ số VIX trong khung giờ từ 00:00 CET (5:00 giờ Hà Nội) đến 22:15 CET (3:15 hôm sau, giờ Hà Nội) từ thứ Hai đến thứ Năm và từ 00:00 CET (5:00 giờ Hà Nội) đến 22:00 CET vào thứ Sáu (3:00 hôm sau, giờ Hà Nội). Chỉ số VIX sẽ đóng cửa vào cuối tuần trên nền tảng xStation. Giá của "chỉ số sợ hãi" sẽ không thay đổi khi thị trường đang đóng cửa. Vào tất cả các thời điểm khác, giá sẽ thường xuyên biến động.
Tất nhiên, thời điểm tốt nhất để giao dịch VIX là trong thời kỳ biến động cao khi các nhà đầu tư đang trong tâm lý cực độ. Khi sự sợ hãi xuất hiện trên thị trường, khối lượng của chỉ số VIX sẽ tăng lên. Tình huống này là một cơ hội lớn cho các nhà giao dịch thích rủi ro, những người đang sử dụng đòn bẩy để thu lợi nhuận lớn trên các vị thế mua cũng như bán khống.
Nỗi sợ hãi ngày càng tăng có thể bị ảnh hưởng bởi việc phát hành các tin tức chính trị hay kinh tế vĩ mô tiêu cực. VIX là một trong những sản phẩm dễ biến động nhất khi nỗi sợ hãi gia tăng và nó liên quan trực tiếp đến các vấn đề kinh tế vĩ mô và chính trị vì thông tin về chính sách tiền tệ của FED hoặc thông tin về xung đột toàn cầu hay khủng hoảng chính trị. Những yếu tố này có thể khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo sợ và đây luôn là dấu hiệu của những động thái lớn trên chỉ số VIX.
XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Giao dịch phái sinh có rủi ro về vốn đầu tư.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.