Bài giảng chuyên sâu về thị trường Chứng khoán. Cổ phiếu là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị trường Cổ phiếu? Học cách giao dịch Cổ phiếu CFD.
Tìm hiểu về thị trường Cổ phiếu với bài viết chuyên sâu này.
Nội dung bài giảng:
- Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến Cổ phiếu
- Những chỉ tiêu tài chính nào cần chú ý xem xét khi phân tích cổ phiếu
- Sự khác biệt giữa Cổ phiếu thực và Cổ phiếu CFD
Mỗi phân khúc của của thị trường tài chính đều được điều chỉnh bởi quy luật riêng. Lấy ví dụ về thị trường Forex - giá trị của các đồng tiền được xác định chủ yếu bởi tình hình hiện tại của quốc gia, bởi chính sách của ngân hàng trung ương hoặc bởi sự thay đổi về lãi suất. Mặt khác, thị trường Hàng hóa tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa cung và cầu.
Ngoài ra còn có thị trường Chứng khoán. Cổ phiếu là công cụ thú vị vì chúng không chỉ liên kết với những gì đang diễn ra bên trong các công ty, mà còn có thể phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Thêm vào đó, trong khi một sự thay đổi lớn hơn 5% giá trị của một loại tiền tệ hoặc hàng hóa được coi là bất thường thì tỉ lệ này khá phổ biến đối trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một chứng khoán có xác nhận quyền sở hữu cổ phần của một doanh nghiệp, và đại diện cho quyền yêu cầu của người sở hữu đối với một phần tài sản và thu nhập của doanh nghiệp đó.
Điều này có nghĩa là khi bạn mua một cổ phiếu của một công ty cụ thể, bạn trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Bạn sở hữu một phần tài sản của công ty và có quyền tham gia vào phân chia thu nhập của công ty (bạn có quyền nhận cổ tức). Có nhiều loại cổ phiếu chúng ta nên tập trung vào các cổ phiếu phổ thông vì chúng có thị phần lớn nhất.
Khi bạn trở thành một cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu của một công ty, việc giao dịch cổ phiếu trở nên phức tạp hơn một chút. Bạn không chỉ quyết định làm gì với chứng khoán bạn đã mua, mà còn có quyền quyết định đối với hoạt động của công ty bằng cách tham gia vào đại hội đồng cổ đông. Chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông có thể bỏ phiếu về các vấn đề của doanh nghiệp, chẳng hạn như bầu Hội đồng quản trị, sáp nhập và mua lại.
Điều gì ảnh hưởng đến cổ phiếu?
Như mọi khi, không có câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi này. Sự thật là có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những yếu tố quan trọng nhất:
- Thu nhập - thu nhập rất quan trọng trong việc phân tích cổ phiếu. Theo lý thuyết, một công ty càng kiếm được nhiều tiền, cổ phiếu của nó càng trở nên đắt đỏ. Khi một công ty đang kiếm ra tiền, nó có thể chia lợi nhuận cho các cổ đông dưới dạng cổ tức. Công ty cũng có thể mua lại cổ phần của mình, điều này sẽ khiến giá trị công ty tăng lên. Khi số lượng cổ phiếu không thay đổi nhiều, giá trị của công ty tăng lên dẫn đến giá của mỗi cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên một điều quan trọng cần nhớ là đôi khi giá cổ phiếu của một công ty cao, nhưng công ty đó có thể không kiếm được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, giá tăng đông nghĩa với việc các nhà đầu tư đang hy vọng rằng lợi nhuận sẽ xuất hiện trong tương lai. Trường hợp ngược lại, giá có thể giảm mạnh như trường hợp đã xảy ra trong sự kiện bong bóng dot-com. Đó là lý do tại sao thu nhập là một yếu tố quan trọng trong khi phân tích cổ phiếu
- Ngành hoặc lĩnh vực hoạt động - Mỗi công ty đều đang kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Ví dụ, Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu. Điều đó có nghĩa là họ sẽ không phải đối thủ cạnh tranh với Coca-Cola, nhưng chắc chắn họ sẽ chú ý đến tình hình của Microsofr. Sự ạnh tranh mạnh mẽ trong một lĩnh vực có thể có tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty, do đó ép giá trị cổ phiếu của công ty xuống mức thấp.
- Tình hình tài chính - Tình hình tài chính của một công ty quyết định khả năng tồn tại lâu dài của nó trên thị trường. Một sự suy thoái trong mảng tài chính này có thể dẫn đến một động thái mạnh mẽ trong giá cổ phiếu của công ty. Ví dụ: cổ phiếu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
- Điều kiện kinh tế - Giá cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào những gì đang xảy ra trong nội bộ công ty, mà còn phụ thuộc vào những gì mà xảy ra bên ngoài công ty. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng xấu đi hoặc thậm chí suy thoái kinh tế có thể báo hiệu sự sụt giảm thu nhập hoặc thậm chí dẫn đến việc phá sản. Những điều này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có thể cải thiện triển vọng cho một công ty cụ thể, dẫn đến sự gia tăng giá cổ phiếu.
Tất nhiên, có rất nhiều yếu tố khác cầnphân tích, nhưng trên đây là 4 bốn yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trong khi giao dịch cổ phiếu.
Các chỉ số tài chính cần đánh giá
Việc định giá một công ty chắc chắn không hề dễ dàng. Báo cáo tài chính, triển vọng về thu nhập, báo cáo điều kiện kinh doanh ngành và tất cả các biến số khác có thể khiến bạn bị choáng ngợp. Tuy nhiên, có một cách đơn giản để so sánh các cổ phiếu với nhau và cân nhắc xem việc đầu tư vào một công ty cụ thể sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho bạn. Đó là có thể sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích và xem xét cơ hội đầu tư. Sau đây là các chỉ số phổ biến và hữu ích nhất:
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) - thu nhập ròng kiếm được trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Nói cách khác, đây là số tiền kiếm được từ mỗi cổ phiếu nếu toàn bộ lợi nhuận được chia cho tổng số cổ phiếu vào cuối năm. Chỉ số này cũng phản ánh lợi nhuận của công ty từ quan điểm của một cổ đông. Chỉ số này càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn.
- Giá trên thu nhập (P/E) - Tỷ lệ giá trên thu nhập là chỉ số định giá đầu tư phổ biến nhất. Mặc dù còn nhiều thiếu sót, nhưng tất cả những người tham gia thị trường đều quan tâm đến chỉ số này. Đây là mức định giá cổ phiếu hiện tại của công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty. Tỷ lệ cao có nghĩa là các nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho mức thu nhập hiện tại. Trong khi P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu đang trở nên rẻ hơn. Hơn nữa, những cổ phiếu có P/E cao có thể đang được định giá quá cao, điều này sẽ khiến không hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguyên tắc chung là tỷ lệ P?E càng thấp, cổ phiếu càng hấp dẫn.
- Lợi tức cổ tức (DY) - tỷ lệ cho biết số tiền mà một công ty chi trả cổ tức mỗi năm so với giá cổ phiếu của công ty. Lợi tức cổ tức được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm và có thể được tính bằng cách chia giá trị cổ tức được trả trong một năm nhất định trên mỗi cổ phiếu nắm giữ với giá trị của một cổ phiếu. Tỷ lệ này là một công cụ hữu ích các nhà đầu tư lợi tức cổ tức đang tìm kiếm các cổ phiếu có mức tăng trưởng ổn định và mức trả cổ tức vững chắc.
Ngoài ra còn có rất nhiều chỉ số tài chính có thể được sử dụng trong phân tích cổ phiếu. Bạn nên chọn lọc những chỉ số hữu ích đối với chiến lược giao dịch của mình. Ví dụ điển hình là chiến lược được đề cập trong trường hợp của Lợi tức cổ tức.
Giao dịch Cổ phiếu CFD tại XTB
XTB cung cấp các mã cổ phiếu CFD. Mặc dù đây không chính xác là cổ phiếu. Giá Cổ phiếu CFD cũng biến động như Cổ phiếu cơ bản, nhưng ngoài ra còn có những đặc điểm bổ sung khác. Cùng xem xét những đặc điểm chính của Cổ phiếu CFD là gì?
- Giao dịch CFD cho phép bạn đặt lệnh Mua nếu bạn tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng hoặc đặt lệnh Bán nếu bạn tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm. Do đó, cổ phiếu CFD linh hoạt hơn nhiều so với giao dịch cổ phiếu thực tế. Giao dịch CFD đem lại cho bạn khả năng tận dụng bất kỳ động thái giá cổ phiếu nào và thậm chí còn có thể thu được lợi nhuận từ việc giá tăng hay giảm, nếu thị trường di chuyển đúng như dự đoán của bạn.
- Bạn có thể giao dịch cổ phiếu CFD với tỷ lệ đòn bẩy lên tới 5:1 (20%). Điều đó có nghĩa là bạn có thể giao dịch cổ phiếu CFD với tỷ lệ ký quỹ thấp hơn so với cổ phiếu bình thường. Mức ký quỹ để mở một vị thế phụ thuộc vào giới hạn thị trường, tính thanh khoản và biến động của cổ phiếu cụ thể. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đòn bẩy hoạt động theo cả hai chiều và bạn có rủi ra thua lỗ tất cả số tiền ký gửi của mình, vì vậy chú trọng việc quản lý rủi ro.
- Khi giao dịch cổ phiếu CFD, bạn sẽ phải trả một khoản phí hàng ngày gọi là phí swap. Đó là vì giao dịch cuả bạn có ký quỹ.
- Bạn có thể tìm kiếm các công ty trả cổ tức và hưởng lợi từ việc điều chỉnh chênh lệch tiền mặt. Cụ thể: cổ tức ròng (Vị thế Mua sẽ được cộng thêm) hoặc cổ tức gộp (các vị thế Bán phải sẽ bị trừ). Các vấn đề về quyền và các khoản loại trừ cũng được xử lý theo cách tương tự. Vì việc điều chỉnh chênh lệch tiền mặt dựa trên giá thị trường khi việc niêm yết quyền hoặc các cổ phiếu bị loại bỏ bắt đầu. Công ty có thể điều chỉnh các vị thế mở nếu chúng vẫn mở sau giờ giao dịch vào ngày hết hạn.
- Giao dịch Cổ phiếu CFD có thể tạo ra các chi phí thuế, tùy thuộc vào các quy định thị trường cơ bản cụ thể.
- Mua Cổ phiếu CFD không làm cho bạn trở thành chủ sở hữu của công ty giống như mua cổ phiếu cơ bản. Nghĩa là bạn có thể quyết định về tương lai của công ty nếu bạn là chủ sở hữu cổ phần của công ty, nhưng điều này là không thể thực hiện được khi mua cổ phiếu CFD.
Như bạn có thể thấy, có một số khác biệt giữa CFD và cổ phiếu cơ bản. Tuy nhiên, giá cả của hai thường di chuyển tương tự nhau. Điều đó có nghĩa là bạn có thể hưởng hầu hết các lợi ích khi giao dịch cổ phiếu CFD trong khi không thực sự sở hữu chúng.
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.
Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.