Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- Chính trị có thể ảnh hưởng thế nào đến chính sách của Ngân hàng Trung ương.
- Tại sao sự ổn định là điều mà các nhà đầu tư đánh giá cao.
- Vì sao kết quả bất ngờ từ một cuộc bầu cử có thể gây ra những biến động quan trọng trên thị trường.
Lịch sử cho thấy rất nhiều động thái mạnh mẽ trên thị trường tài chính có nguyên nhân từ các sự kiện chính trị thay vì kinh tế. Ví dụ, Brexit và cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ mang lại rất nhiều cơ hội giao dịch.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa chính trị và kinh tế, do đó, không có gì ngạc nhiên khi chính trị có thể có tác động đáng kể đến thị trường tài chính. Nhưng điều này xảy ra như thế nào và tại sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Biến động do sự bất ổn chính trị
Bầu cử - một sự kiện chung của hầu hết các quốc gia - có thể có tác động lớn đến thị trường tài chính. Các cuộc bầu cử được các nhà đầu tư xem như là rủi ro tiềm tàng về bất ổn chính trị, điều này có thể dẫn đến sự biến động lớn trên cả thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.
Hãy phân tích cách thị trường biến động trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2016. Số đông cho rằng Hillary Clinton sẽ là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Hầu hết các cuộc thăm dò có uy tín đều cho thấy bà Clinton vượt lên dẫn trước Donald Trump, do đó thị trường tương đối bình lặng khi ông Trump được coi là ứng cử viên "khó lường". Tuy nhiên, chiến thắng của ông là một bất ngờ lớn và kéo theo một số động thái quan trọng khi các nhà đầu tư phải xác định lại tiềm năng của vị tân tổng thống này.
Bởi vì phần lớn các cuộc thăm dò đều tin rằng bà Clinton đang dẫn đầu, nên thị trường dường như không chuẩn bị cho chiến thắng của ông Trump. Một tình huống tương tự đã xảy ra trong cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh về tư cách thành viên EU, trong đó phần lớn đã bất ngờ Bỏ phiếu cho Anh quốc rời khỏi EU đã khiến đồng bảng Anh giảm mạnh và dẫn đến suy đoán rằng Liên minh châu Âu có thể tan rã. Hai sự cố này dường như là sự bác bỏ đối với trật tự toàn cầu đã được thiết lập, và đặt ra câu hỏi về tính chính xác của các cuộc thăm dò hậu bầu cử. Sự không chắc chắn, không tin tưởng có thể dẫn đến những biến động mạnh trên thị trường.
Thay đổi - không phải lúc nào cũng được hoan nghênh
Một sự thay đổi trong chính phủ thường có nghĩa là một sự thay đổi về ý thức hệ, là một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với chính sách tài chính hoặc tiền tệ, có thể là động lực lớn cho thị trường tài chính. Đồng đô la tăng mạnh sau khi Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vì thị trường kỳ vọng chính sách tài khóa lỏng lẻo hơn sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang phải tăng lãi suất.
Nhìn chung, nhiều người tin rằng nếu chính phủ chi tiêu càng nhiều, nền kinh tế sẽ càng phát triển và có thể dẫn đến lạm phát gia tăng. Trong tình huống như vậy, Ngân hàng Trung ương quốc gia có thể quyết định điều phối bằng cách tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền của nước này. Vì vậy, trong trường hợp một chính phủ được coi là thân thiện với nền kinh tế có nguy cơ mất vị trí quyền lực, giới đầu tư sẽ có các phản ứng lo lắng và có thể bán tháo đồng tiền hoặc cổ phiếu của quốc gia đó.
Ổn định là trên hết
Sự ổn định là điều mà thị trường tài chính đánh giá cao. Như chúng tôi đã đề cập, sự không chắc chắn là điều có thể có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán hoặc tiền tệ. Tất nhiên là khi nói đến chính trị, không phải lúc nào cũng liên quan đến việc thay đổi chính phủ. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra vào năm 2012 khi Eurozone đang trên bờ vực sụp đổ, quốc khố Hy Lạp cạn kiệt và các quốc gia thành viên không tìm thấy một giải pháp nào rõ ràng. Một kịch bản tương tự đã xảy ra vào năm 2015 khi quốc gia này rơi vào tình trạng sắp rời khỏi Eurozone, dẫn đến một số biến động mạnh mẽ trên các thị trường như DAX, CAC40 và nhiều mã giao dịch khác.
Cho đến tận khi đạt được thỏa thuận chính trị tại Brussels, sự ổn định mới được vãn hồi. Mặc dù các biện pháp được đưa ra không hoàn hảo, nhưng cảm giác an toàn đã tạo ra một đợt hồi phục đáng kể.
Như bạn có thể thấy, chính trị có thể có tác động lớn đến thị trường tài chính. Đó là lý do tại sao việc theo sát bối cảnh chính trị là vô cùng quan trọng.
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.
Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.