Làm thế nào để giao dịch S&P 500?

Bài viết liên quan:
Thời gian đọc: 15 minute(s)
Chỉ số S&P 500 được xem là thước đo cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và tâm trạng thị trường. Các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đều theo dõi chỉ số này.

Chỉ số Standard & Poor 500 được biết đến như một trong những thước đo sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ số đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nhờ con số lợi nhuận trung bình hàng năm gần 14%. Đầu tư vào chỉ số S&P 500 có thể xem là cách thể hiện niềm tin vào sự thành công của nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Warren Buffet, người bắt đầu đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ từ những năm 1960 bằng cách mua một quỹ mới thành lập theo dõi hoạt động của các cổ phiếu trong danh sách 500 công ty lớn của Mỹ, là một trong số những nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận khổng lồ với S&P 500. Ông đã biện minh cho sự lựa chọn của mình bằng cách trích dẫn "sức mạnh" và "tăng trưởng" của nền kinh tế Mỹ với vị thế là một trong những nền kinh tế có nhiều vốn và "smart money" nhất. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng được quyết định bởi cảm xúc và chỉ số cũng thường trải qua các biến động. Đó là lý do tại sao sản phẩm phái sinh như các hợp đồng tương lai dựa trên giá của chỉ số S&P 500 trở nên phổ biến trong những năm qua. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chỉ số S&P 500 là gì, cấu tạo của chỉ số và cách để bắt đầu giao dịch và đầu tư vào chỉ số này. 

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 là chỉ số theo dõi vốn hóa thị trường của 500 công ty thành viên bằng cách đo lường giá trị cổ phiếu tự do giao dịch (free float). Được tạo ra vào năm 1957, chỉ số mà chúng ta biết hiện nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. 

Giá trị vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu với giá cổ phiếu hiện tại. Nếu một công ty có 5 triệu cổ phiếu đang được nắm giữ bởi các cổ đông và giá cổ phiếu hiện tại là 400 USD, vốn hóa thị trường (hoặc giá trị) của công ty sẽ là 2 tỷ USD. Nói một cách đơn giản, giá trị của công ty là 2 triệu USD. Nếu chúng ta cộng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty nằm trong chỉ số, chúng ta sẽ có được tổng giá trị của chỉ số. 

Tuy nhiên, cần  lưu ý rằng mỗi một công ty trong S&P 500 đều có tỷ trọng cụ thể của mình, được tính bằng cách chia vốn hóa thị trường riêng lẻ của công ty cho tổng vốn hóa thị trường của  S&P 500. Do đó, các công ty lớn nhất sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị và báo giá (quotation) của chỉ số. 

Tỷ trọng của các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500:

  • Công nghệ thông tin: ~ 28%
  • Chăm sóc sức khỏe: ~ 13%
  • Tiêu dùng: ~ 13%
  • Tài chính: ~ 11.0%
  • Dịch vụ truyền thông: ~ 11%
  • Công nghiệp: ~ 8%
  • Tiêu dùng thiết yếu: ~ 5.5%
  • Năng lượng: ~ 3%
  • Bất động sản: ~ 2.5%
  • Nguyên vật liệu: ~2.5%
  • Tiện ích: ~ 2.5%

Nguồn gốc chỉ số S&P 500

Lịch sử của chỉ số này bắt đầu với Henry Varnum Poor, người sáng lập Poor's Publishing vào năm 1860 và xuất bản hướng dẫn các nhà đầu tư về ngành đường sắt, một sự đổi mới vào thời điểm đó (một ví dụ nổi tiếng về bong bóng đầu cơ đối với các công ty đường sắt). Năm 1923, công ty  Standard Statistics bắt đầu xếp hạng trái phiếu thế chấp và tạo ra một chỉ số gồm 233 công ty Hoa Kỳ và được phân tích hàng tuần. 3 năm sau đó, công ty đã phát triển chỉ số 90 công ty và bắt đầu thông báo báo giá hàng ngày. Năm 1941, Poor's Publishing đã hợp nhất với Standard Statistics và Standard & Poor's, được biết đến với tên viết tắt S&P, đã được thành lập.

Vào thứ Hai ngày 4 tháng 3 năm 1957, chỉ số này đã mở rộng để theo dõi hoạt động của 500 công ty lớn của Hoa Kỳ. Tên của chí số được đổi thành S&P 500 Stock Composite Index (chỉ số tổng hợp chứng khoán). Các doanh nghiệp như AT&T, General Motors, Exxon Mobil, U.S Steel, General Electric và Ford Motor hiện là những cái tên giúp chỉ số củng cố sức mạnh vào thời điểm đó.

Chỉ số S&P 500 hoạt động như thế nào?

Tương tự như các chỉ số khác do Standard and Poor’s quản lý, các công ty góp mặt trong chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi một ủy ban đặc biệt dựa theo các quy tắc đã thiết lập. 

Ủy ban sẽ áp dụng 8 tiêu chí cơ bản để đánh giá giá trị của một doanh nghiệp: vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, Chuẩn phân ngành toàn cầu  (GICS) và đại diện của các ngành trong nền kinh tế Mỹ, khả năng sinh lời, thời gian giao dịch công khai trên sàn chứng khoán và hội đồng quản trị của công ty phải được công khai. 

Yêu cầu cụ thể bao gồm:

  • Vốn hóa thị trường bằng hoặc lớn hơn 13,1 tỷ USD.
  • Giá trị đồng USD giao dịch hàng năm theo giá trị vốn hóa thị trường được điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu lưu hành tự do lớn hơn 1,0.
  • Khối lượng giao dịch hàng tháng tối thiểu là 250.000 cổ phiếu trong mỗi sáu tháng trước ngày ủy ban quyết định.
  • Được niêm yết công khai trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York NYSE hoặc NASDAQ
  • Công ty phải có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
  • Những đối tượng sau không đủ điều kiện cho chỉ số: quan hệ đối tác hữu hạn, quan hệ đối tác hữu hạn chính, đơn vị ủy thác đầu tư, các vấn đề trên Bảng tin OTC, quỹ đóng, ETF, ETN, ủy thác tiền bản quyền, cổ phiếu theo dõi, cổ phiếu ưu đãi, ủy thác đơn vị, chứng quyền cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, ủy thác đầu tư, biên lai lưu ký của Mỹ và chứng chỉ lưu ký của Mỹ.
  • Kể từ năm 2017, các công ty có hai loại cổ phiếu trở lên không được thêm vào chỉ số.
  • Chỉ số này được xây dựng lại hàng quý để giữ sự uy tín của một chỉ số đáng tin cậy về sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ

Đặt vị thế BUY trên chỉ số US500

Vị thế mua đặc biệt phổ biến khi thị trường có tâm trạng tốt và các nhà đầu tư cảm thấy an toàn hoặc khi có các yếu tố ngoại cảnh có thể mang lại tâm lý tích cực cho thị trường. Đây là khi sự phục hồi sẽ diễn ra đặc biệt mạnh mẽ.

Nếu bạn giả định rằng nền kinh tế có thể cải thiện tâm lý nhà đầu tư sau một sự kiện kinh tế hoặc chính trị, bạn có thể mở một vị trí mua trên US500. Thông thường, các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhanh chóng quay trở lại khoản đầu tư của họ khi tâm lý thị trường được cải thiện. Thị trường chứng khoán Mỹ đã nhiều lần chứng tỏ khả năng phục hồi sau những cú sốc nghiêm trọng nhất. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư luôn tìm đến thị trường này.

Khi tâm lý thị trường được cải thiện, đồng nghĩa dự đoán của bạn đã đúng,  bạn sẽ kiếm được lợi nhuận khi đặt cược vào sự tăng giá của chỉ số US500. Ngược lại, nếu bạn đặt một vị thế mua và thị trường lo ngại suy thoái thì vị thế của bạn có thể sẽ bị thua lỗ.

Đặt vị thế SELL trên chỉ số US500

Vị thế bán sẽ trở nên phổ biến khi thị trường xuất hiện sự sợ hãi và tình hình bất ổn hay khi có những hoàn cảnh bên ngoài có thể khiến tâm lý tiêu cực quay trở lại.

Nếu bạn giả định rằng nền kinh tế có thể bị suy giảm mạnh về tâm lý nhà đầu tư sau một thông báo kinh tế hoặc chính trị, bạn có thể mở một vị thế bán trên US500. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra các chiến lược giao dịch cho các sự kiện thế giới cụ thể có thể làm tăng hoặc giảm đáng kể sự biến động giá tài sản. Bạn cũng có thể đặt lệnh Bán nếu bạn tin rằng tình hình kinh tế Mỹ sẽ xấu đi trong thời gian tới. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra các chiến lược giao dịch cho các sự kiện thế giới cụ thể có khả năng làm tăng sự biến động của giá cổ phiếu và các chỉ số.

Nếu sự sợ hãi thực sự xuất hiện trên thị trường, dự đoán của bạn sẽ đúng và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận bằng cách đặt cược vào sự sụt giảm giá của chỉ số US500. Ngược lại, nếu bạn đặt vị thế bán và thị trường tăng trở lại, vị thế của bạn có thể sẽ bị lỗ.

Khi nào nên bắt đầu giao dịch S&P 500?

giao dich chi so S&P 500S&P 500 trading

Chỉ số S&P 500 thường có xu hướng thực hiện những động thái nhỏ hơn so với NASDAQ khi có những công ty dẫn đầu không có nhiều biến động như Berkshire Hathway và Microsoft. Dẫu vậy, trong những giai đoạn hoảng loạn hoặc các tình huống bất ổn trên thế giới xảy ra, các nhà đầu tư thường rời khỏi tài sản rủi ro trong một thời gian và chuyển sang các khoản đầu tư ổn định hơn như vàng hoặc tiền mặt. Vì vậy, ngay cả các chỉ số trú ẩn an toàn như S&P500 cũng có thể chứng kiến lượng bán tháo lớn từ 10% trở lên. 

Ngược lại với bán tháo, chỉ số này có đà tăng trưởng bình ổn hơn. Khi nền kinh tế đang ở điều kiện tốt và chỉ số trên đà tăng trưởng, động thái tăng sẽ không ngừng di chuyển. Điều này có thể được lý giải bằng việc quay trở lại của các nhà đầu tư sau khi được thúc đẩy các yếu tố vĩ mô.

Chỉ số Standard & Poor's bao gồm các công ty lớn nhất và minh bạch cung cấp các sản phẩm và giải pháp quan trọng cho các quốc gia trên thế giới như các ngân hàng lớn nhất như JP Morgan, Bank of America, Citi Group, BB&T, Bank of New York Mellon hay Goldman Sachs, các nhà sản xuất với Công ty Coca-Cola, Pfizer, Johnson & Johnson, Procter & Gamble hoặc thậm chí là các công ty công nghệ với Microsoft, Apple, AT&T, Visa, Nvidia.

biểu đồ S&P 500S&P 500 trading chart

Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.  

Chỉ số SP500 có xu hướng tăng khi lãi suất ở mức thấp. Sau đó, phần lớn các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội trong một thị trường cổ phiếu đầy rủi ro. Do đó, thị trường chứng khoán thường lo lắng trước tin Fed tăng lãi suất.

Đây chắc chắn là thời điểm tốt để quan tâm đến việc giao dịch chỉ số SP500 trong giai đoạn hoảng loạn, gây ra tình trạng bán tháo mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Mỹ từng phục hồi nhanh chóng sau những tình huống hoảng loạn. Một số lượng lớn các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đảo ngược xu hướng có thể thực hiện các vị thế 'MUA' quan trọng với kỳ vọng giá sẽ phục hồi. Tương tự, trong trường hợp chỉ số đạt mức cao nhất trong lịch sử, các nhà giao dịch ngại rủi ro có thể tìm kiếm một khoảng thời gian suy yếu trên thị trường toàn cầu để thực hiện các vị thế 'BÁN' trên S&P500, đặt cược vào sự sụt giảm.

Thời điểm thích hợp để bắt đầu giao dịch S&P 500 là khi các công ty lớn nhất trong chỉ số công bố kết quả tài chính hàng quý hoặc cả năm của họ, cũng như các sự kiện thế giới có thể gây ra biến động cao, chẳng hạn như các cuộc họp của FED, các cuộc họp chính trị lớn hoặc các cuộc khủng hoảng quân sự khác nhau.

Làm thế nào để bắt đầu giao dịch S&P 500 (US500)?

cách giao dịch chỉ số s&p 500US500 trading

Bạn có thể giao dịch chỉ số S&P 500 trên nền tảng giao dịch xStation bằng cách tham gia giao dịch CFD (hợp đồng chênh lệch) với mã sản phẩm US500 và sử dụng đòn bẩy tiềm năng. Giao dịch US500 dành riêng cho các nhà giao dịch thường theo dõi diến biến giá, những người không gặp vấn đề với sự biến động của thị trường.

Nhờ đòn bẩy 1:200, bạn sẽ chỉ cần ký quý 0,50% để mở một vị trí. Với số vốn 100 USD, bạn có thể mở một vị thế trị giá 20,000 USD. Vì các công cụ CFD có đòn bẩy tài chính có mức độ rủi ro cao nên doanh thu tiềm năng của vị thế sẽ thu về đáng kể, nhưng kèm theo đó là rủi ro khả năng mất mát cũng có thể cao hơn. Giao dịch US500 CFD mang đến cho các nhà giao dịch cơ hội mở các vị thế mua và bán. Các vị thế bán cung cấp cho các nhà giao dịch cơ hội kiếm lợi nhuận kể cả khi giá thị trường đang giảm.

Bạn có thể nhấn để tìm hiểu thêm về sản phẩm phái sinh và đòn bẩy tài chính

Khoản phí duy nhất bạn phải trả cho giao dịch đó là phí spread (chênh lệch giữa giá mua ASK và giá bán BID) và phí swap (phí qua đêm). Srpead thường rất thấp và được tính tùy thuộc vào khối lượng vị thế của bạn. Phí swap là chi phí mà nhà môi giới phải chịu để tài trợ cho các vị thế đòn bẩy; phí qua đêm sẽ được tính hàng ngày trên vị thế mở của chỉ số US500.

Khi giao dịch các hợp đồng US500, bạn có thể tận dụng sự biến động của thị trường và các vị thế mở khi giá biến động rất nhanh. Đòn bẩy là một công cụ rủi ro cao và có thể xảy ra thua lỗ, nhưng có thể nhân lên lợi nhuận của một nhà giao dịch trong ngày.

Giao dịch chỉ số US500 mang tính đầu cơ và đối với các nhà giao dịch hoạt động tích cực, chỉ những biến động giá mới quan trọng trên sản phẩm này. Hợp đồng này là một thỏa thuận tài chính thanh toán sự khác biệt về giá thanh toán giữa mức mở và mức đóng giao dịch mà không cần sở hữu sản phẩm trên thực tế. 

Giao dịch trực tuyến cho phép bạn giao dịch chỉ số mọi lúc mọi nơi với mức phí hoa hồng bằng không và phí spread thấp. Cũng nhờ tính thanh khoản của thị trường US500, nên bạn có thể đóng vị thế của mình bất kỳ lúc nào khi thị trường đang mở trong điều kiện bình thường. Đây là lý do tại sao giao dịch hợp đồng US500 trực tuyến có rất nhiều lợi thế và hiện đang ngày càng phổ biến.

Đầu tư S&P 500

Giao dịch với đòn bẩy trên các chỉ số mang lại rủi ro cao, nhưng cũng có thể mang lại lợi nhuận rất cao cho khoản đầu tư đó. Các công ty ra mắt trên S&P 500 thường chứng kiến đà gia tăng vì các quỹ tương hỗ theo dõi chỉ số được yêu cầu mua cổ phiếu của họ.

Bạn cũng có thể tìm thấy các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên US500 bao gồm Apple AAPL.US, Microsoft MSFT.US, Amazon AMZN.US hay Berkshire Hathaway BRKA.US và nhiều công ty khác.

Theo dõi giá chỉ số S&P 500 (US500)

S&P 500 được biết đến như một sản phẩm khá biến động và giá có thể trải qua những động thái lớn bất cứ lúc nào. Đó là lý do tại sao việc theo dõi báo giá  S&P 500 là rất quan trọng đối với các nhà giao dịch. Tại xStation, chúng tôi cung cấp báo giá theo thời gian thực tế cho các hợp đồng tương lai trên  S&P 500 thông qua sản phẩm US500:

 

Khung giờ giao dịch S&P 500 (US500)

khung giờ giao dịch s&p 500Clock and banknotes

Bạn có thể giao dịch chỉ số S&P 500 (US500) 4 ngày mỗi tuần trong khung giờ từ 00:05 CET (5:05 giờ Hà Nội) đến 23:00 CET (4:00 hôm sau, giờ Hà Nội) với khoảng thời gian nghỉ ngắn từ 22:15 CET (3:15 hôm sau, giờ Hà Nội) đến 22:30 CET (3:30 hôm sau, giờ Hà Nội) trong các ngày từ thứ Hai đến thứ Năm, và giao dịch từ 00:05 CET (5:05 giờ Hà Nội) đến 22:00 CET (3:00 hôm sau, giờ Hà Nội) vào thứ Sáu. Giá của US100 sẽ không thay đổi khi thị trường đang đóng cửa. Vào tất cả các thời điểm khác, giá sẽ thường xuyên biến động.

Tất nhiên, thời điểm tốt nhất để bắt đầu giao dịch  S&P 500  là trong thời kỳ biến động cao khi các nhà đầu tư cảm thấy cảm xúc tột độ và khối lượng lớn nhà giao dịch sẽ tham gia vào thị trường. Khi sự sợ hãi hoặc tham lam xuất hiện trên thị trường, khối lượng trên chỉ số thường sẽ tăng lên. Kịch bản này là một cơ hội lớn cho các nhà giao dịch thích rủi ro, những người đang sử dụng đòn bẩy để thu lợi nhuận lớn trên các vị thế mua và bán khống.

Nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng có thể bị ảnh hưởng bởi việc xuất bản những tin tức tiêu cực về chính trị hoặc kinh tế vĩ mô. Dù S&P 500 không phải là chỉ số có các động thái lớn nhất nhưng việc sử dụng đòn bẩy có thể khiến nó rủi ro và biến động hơn. Chỉ số bao gồm các công ty công nghệ Hoa Kỳ không quá nhạy cảm với các tin tức nhờ vốn hóa thị trường lớn, vị thế thị trường và các giá trị cơ bản. Tuy nhiên, khi nỗi sợ hãi gia tăng, giá cổ phiếu của các công ty lớn mạnh cũng sẽ bắt đầu đi xuống. Điều này thường xảy ra bởi vì thị trường chứng khoán nói chung là một khoản đầu tư rủi ro. Trong những thời điểm khủng hoảng, các nhà đầu tư thường sẽ đóng các vị thế đối với các tài sản rủi ro. Những yếu tố này có thể tạo ra cảm giác sợ hãi ở các nhà đầu tư, và đây luôn là dấu hiệu cho thấy những bước chuyển mình lớn của nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, các động thái tăng giá trên thị trường cũng có thể rất mạnh mẽ khi các nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế đang ổn định và khiến họ cảm thấy an toàn để quay lại các khoản đầu tư rủi ro và các công ty lớn để mua với giá hời.

XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Giao dịch phái sinh có rủi ro về vốn đầu tư.

Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.

Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.

Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.

Tham gia cùng hơn 1.000.000 khách hàng của XTB Group trên toàn cầu

Các công cụ tài chính do chúng tôi cung cấp, đặc biệt là CFD, có độ rủi ro cao. Cổ Phiếu Lẻ - Fractional Share (FS) là quyền ủy thác của XTB đối với một phần lẻ của các cổ phiếu và quỹ ETF. FS không phải là một công cụ tài chính riêng biệt, quyền lợi cổ đông đi kèm với FS cũng bị giới hạn.
Thua lỗ có thể vượt qua tiền vốn của bạn

Chúng tôi sử dụng cookie

Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận tất cả”, bạn đồng ý với việc lưu trữ cookie trên thiết bị của mình để nâng cao khả năng điều hướng trang web, phân tích việc sử dụng trang web và hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị của chúng tôi.

Nhóm này chứa các cookie cần thiết để các trang web của chúng tôi hoạt động. Chúng tham gia vào các chức năng như tùy chọn ngôn ngữ, phân phối lưu lượng truy cập hoặc giữ phiên người dùng. Chúng không thể bị vô hiệu hóa.

Tên cookie
Mô tả
SERVERID
userBranchSymbol cc 17 tháng 10, 2024
adobe_unique_id cc 16 tháng 10, 2025
SESSID cc 2 tháng 3, 2024
__hssc cc 16 tháng 10, 2024
__cf_bm cc 16 tháng 10, 2024
intercom-id-iojaybix cc 13 tháng 7, 2025
intercom-session-iojaybix cc 23 tháng 10, 2024
xtbCookiesSettings cc 16 tháng 10, 2025
xtbLanguageSettings cc 16 tháng 10, 2025
userPreviousBranchSymbol cc 16 tháng 10, 2025
countryIsoCode
TS5b68a4e1027
TS5b68a4e1027
_ga_TC79BEJ20L cc 16 tháng 10, 2026
test_cookie cc 29 tháng 12, 2023
intercom-device-id-iojaybix cc 13 tháng 7, 2025
_cfuvid

Chúng tôi sử dụng các công cụ cho phép chúng tôi phân tích việc sử dụng trang chủ của chúng tôi. Những dữ liệu này cho phép chúng tôi cải thiện trải nghiệm người dùng đối với dịch vụ web của chúng tôi.

Tên cookie
Mô tả
_gid cc 9 tháng 9, 2022
_gat_UA-121192761-1 cc 8 tháng 9, 2022
_gat_UA-146571166-2 cc 8 tháng 9, 2022
_ga_CBPL72L2EC cc 16 tháng 10, 2026
_ga cc 16 tháng 10, 2026
__hstc cc 14 tháng 4, 2025
__hssrc
_vwo_uuid_v2 cc 17 tháng 10, 2025
_gcl_au cc 14 tháng 1, 2025
_vwo_uuid cc 16 tháng 10, 2025
_vwo_ds cc 15 tháng 11, 2024
_vwo_sn cc 16 tháng 10, 2024
_vis_opt_s cc 24 tháng 1, 2025
_vis_opt_test_cookie

Nhóm cookie này được sử dụng để hiển thị cho bạn các quảng cáo về các chủ đề mà bạn quan tâm. Nó cũng cho phép chúng tôi theo dõi các hoạt động tiếp thị của mình, giúp đo lường hiệu suất của các quảng cáo của chúng tôi.

Tên cookie
Mô tả
MUID cc 10 tháng 11, 2025
_omappvp cc 28 tháng 9, 2035
_omappvs cc 16 tháng 10, 2024
_uetsid cc 17 tháng 10, 2024
_uetvid cc 10 tháng 11, 2025
_fbp cc 14 tháng 1, 2025
fr cc 7 tháng 12, 2022
_ttp cc 10 tháng 11, 2025
_tt_enable_cookie cc 10 tháng 11, 2025
_ttp cc 10 tháng 11, 2025
hubspotutk cc 14 tháng 4, 2025
IDE cc 10 tháng 11, 2025

Cookie từ nhóm này lưu trữ các tùy chọn yêu thích của bạn mà bạn đã đưa ra khi sử dụng trang web, để chúng sẽ ở đây khi bạn truy cập trang sau một thời gian.

Tên cookie
Mô tả
bcookie cc 16 tháng 10, 2025
li_gc cc 14 tháng 4, 2025
lidc cc 17 tháng 10, 2024

Trang này sử dụng cookie. Cookie là các tệp được lưu trữ trong trình duyệt của bạn và được hầu hết các trang web sử dụng để giúp cá nhân hóa trải nghiệm web của bạn. Để biết thêm thông tin, hãy xem Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi. Bạn có thể quản lý cookie bằng cách nhấn vào "Cài Đặt". Nếu bạn đồng ý sử dụng cookie của chúng tôi, vui lòng nhấn "Đồng ý tất cả".

Thay đổi khu vực và ngôn ngữ
Quốc gia cư trú
Ngôn ngữ