Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's Investor Service đã xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ vào thứ sáu tuần trước. Tổ chức đã quyết định hạ triển vọng xếp hạng tín dụng từ mức "ổn định" xuống mức "tiêu cực", đồng thời duy trì xếp hạng đầu tư ở mức cao nhất AAA. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại về thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Mỹ và sự phân cực chính trị ngày càng gay gắt. Cơ quan xếp hạng nhấn mạnh rằng nếu không có các biện pháp chính sách tài khóa hiệu quả nhằm giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng doanh thu, Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với việc thâm hụt tài chính rất lớn, làm suy yếu đáng kể khả năng thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó, Fitch cũng đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ cũng vì lý do tương tự vào đầu năm nay.
Việc thay đổi xếp hạng tín dụng của Mỹ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường trái phiếu kho bạc. Triển vọng tiêu cực có nghĩa là rủi ro lớn hơn và lợi suất trái phiếu dự kiến sẽ cao hơn, điều này có nghĩa là giá trái phiếu sẽ sụt giảm. Triển vọng tiêu cực từ cơ quan xếp hạng Moody's đã khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden chỉ trích gay gắt, trong đó có phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre và Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo bày tỏ sự phản đối với việc hạ xếp hạng tín dụng và đồng thời cũng nhấn mạnh sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Moody's là cơ quan cuối cùng trong ba cơ quan xếp hạng lớn nhất đang duy trì mức xếp hạng cao nhất cho chính phủ Mỹ. Fitch và S&P đã hạ xếp hạng của họ vào đầu năm nay. Việc thay đổi triển vọng có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là khi xảy ra vào thời điểm Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức như khả năng chính phủ đóng cửa do tranh chấp về các biện pháp chi tiêu. Việc Moody hạ bậc xếp hạng cũng có thể làm tăng thêm những lo ngại về tài chính, mặc dù một số nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi vấn đề đó.
Bắt đầu giao dịch ngay hoặc thử giao dịch demo
Đăng ký tài khoản thật KHÁM PHÁ NỀN TẢNG Tải ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng điện thoại
Hiện tại, các nhà phân tích đang kỳ vọng vào kịch bản lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu đồng thời cũng tránh được suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài ngày càng có nhiều yếu tố rủi ro đang tập trung lên nền kinh tế Mỹ. Vấn đề nợ tăng và lãi suất cao có thể đã bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong những năm 2024 và 2025 sắp tới. Cho đến nay, nhiều công ty vẫn chưa đáo hạn nợ với mức lãi suất cao, giúp họ tránh được những tác động tiêu cực của việc thắt chặt tiền tệ. Năm tới, tỷ lệ các công ty phải trả các khoản nợ với lãi suất cao sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng. Các chỉ số hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn đang ở mức thấp, khi mà mức này đã từng cho thấy một cuộc suy thoái sắp xảy ra trong quá khứ. Và bây giờ chúng ta sẽ chờ đợi xem liệu kịch bản không suy thoái - "con đường vàng" lần này có đạt được hay không.
Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.